Mục lục bài viết || Contents of the article

    Hiện nay tấn công DDOS là một trong những hình thức tấn công mạng phổ biến nên ngăn chặn tấn công DDoS trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp. Cùng SecurityBox tìm hiểu về DDoS và cách ngặn chặn nhé!

    1. Tấn công DDoS là gì?

    Tấn công Ddos (tấn công từ chối dịch vụ) là một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất trong các cuộc tấn công trên không gian gian mạng. Khó phòng tránh và chi phí xây dựng hệ thống bảo mật tốn kém là 2 nỗi lo ám ảnh nhất với các Tổ chức. Hậu quả, hầu hết các đối tượng bị tấn công Dos đều bị “sập website”, mất tiền.

    Vậy làm thế nào để ngăn chặn Dos attack? Làm thế nào để phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ Ddos khi bạn không có sẵn nguồn lực ngay tại thời điểm tấn công? Bài chia sẻ:” 5 bước ngăn chặn tấn công Dos hiệu quả” này của SecurityBox sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch khắc phục sự cố tốt nhất.          

    ngan-chan-tan-cong-ddos-attack

    2. 5 bước ngăn chặn tấn công Ddos hiệu quả

    Bước 1: Lập bản đồ rủi ro

    Để ngăn chặn tấn công DDOS hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là lập bản đồ rủi ro. Có thể, bạn đang chi tiêu đáng kể vào việc thử nghiệm xâm nhập (penetration testing) và đầu tư công nghệ mới nhất để bảo vệ thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quan hơn, bạn có thể thấy những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống mạng của mình. Để ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, hãy đảm bảo rằng bạn đã:

    – Hiểu kiến trúc hạ tầng mạng và kiến trúc bảo mật thông tin cho hệ thống của bạn.

    – Sử dụng các phần mềm rà quét lỗ hổng.

    – Đảm bảo hệ thống tường lửa đang hoạt động.

    – Có một quy trình đảm bảo an ninh mạng 2 chiều từ bên trong và từ bên ngoài vào hệ thống.

    Bước 2: Xác định sự ảnh hưởng

    Để ngăn chặn sự cố tấn công từ chối dịch vụ Dos tốt nhất, bạn phải hiểu được các tác động trực tiếp, và tác động tiềm ẩn sâu bên trong của cuộc tấn công. Ví dụ như:

    • Nguyên nhân website bị tấn công?
    • Mức độ ảnh hưởng của sự cố là gì? Nó sẽ ảnh hưởng tới website, dữ liệu công ty, khách hàng như thế nào?
    • Chi phí một phút của thời gian chết là gì? Một phút? Một giờ?
    • Liệu rằng có bất kỳ khoản phí nào bạn phải trả cho kẻ tấn công?
    • Chi phí thuê chuyên gia khắc phục sự cố?
    • Chi phí điều tra cuộc tấn công Dos và sự cố tấn công mạng là bao nhiêu?

    Khi các doanh nghiệp và tổ chức bị tấn công Dos, chắc chắn sự ảnh hưởng về tài chính khó có thể xác định được. Đáng quan ngại hơn là sự uy tín, thương hiệu của tổ chức có thể bị ảnh hưởng (phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công và thời gian tổ chức của bạn khắc phục sự cố thành công).

    Xem thêm: Những việc cần làm trong giai đoạn bị Ddos tấn công

    Bước 3: Ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng

    nhiem-vu-phong-chong-tan-cong-tu-choi-dich-vu-dos

    Sau khi ước tính các tác động khác nhau, tổ chức của bạn sẽ dễ dàng hơn khi xác định điều gì là cần thiết cho tổ chức để khắc phục sự cố và tiếp tục duy trì hoạt động.

    Ưu tiên các thủ tục và quy trình kinh doanh, tham gia quản lý điều hành về đầu vào cũng như xác nhận và phân bổ nguồn lực khắc phục sự cố. Tổ chức cần đưa ra chỉ số KPI cho các hoạt động chính nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch ngăn chặn tấn công ddos.

    Bước 4: Lựa chọn nhân sự

    Một khi đã xác định các quy trình quan trọng cần làm, bạn cần xác định nhân viên, chuyên viên kỹ thuật để thực thi. Kế hoạch ứng cứu sự cố không thể là mục tiêu duy nhất của đội an ninh mạng, những người chủ chốt trong tổ chức khác cũng phải biết làm thế nào để xử lý kịp thời mỗi khi gặp sự cố tấn công Dos nói riêng và sự cố tấn công mạng nói chung. Doanh nghiệp và tổ chức của bạn có thể thuê ngoài dịch vụ tư vấn, đánh giá và phản ứng sự cố an ninh mạng của SecurityBox.

    Trong khía cạnh an ninh mạng, đội nhóm phụ trách khắc phục sự cố phải có các chuyên viên hoặc các chuyên gia bảo mật. Họ không chỉ biết làm thế nào để cấu hình sản phẩm tốt nhất mà còn biết suy nghĩ như một Hacker. Chuyên gia và các thành viên trong đội nhóm phải có sự phối hợp ăn ý, ví dụ như: quản trị viên  phải biết các giao thức mạng và tự động định tuyến lại lưu lượng; và nhân viên an ninh thông tin cần biết làm thế nào để theo dõi triệt để và ứng cứu kịp thời những sự cố an ninh xảy ra.

    Bước 5: Thử nghiệm, kiểm tra và sửa đổi

    Một kế hoạch phản ứng sự cố ‘không bao giờ là hoàn chỉnh”. Khi sự cố xảy ra, bạn phải nhanh chóng quyết đoán, đưa ra những giải pháp mạng tốt nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ và sự cố mạng trong tương lai. Làm như vậy, tổ chức của bạn sẽ phát triển một phương pháp nhằm thúc đẩy tốc độ và độ chính xác nhằm giảm thiểu nguy cơ tấn công mạng, đồng thời tổ chức sẽ tiết kiệm được nguồn lực và sự khủng hoảng kinh tế. Những mô phỏng này không chỉ liên quan đến nhóm phụ trách về an ninh mạng, mà còn cả những người chịu trách nhiệm về kế hoạch truyền thông, cùng với các đối tác công nghệ của bạn, các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà lãnh đạo điều hành có liên quan.

    Trong bảo mật, đầu tư thông minh là sự lựa chọn sáng suốt nhằm ngăn ngừa và phát hiện các sự cố. Các cuộc tấn công trên mạng có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh ở một số mức độ nhất định, chuẩn bị là một bước đi quan trọng để giảm thiểu sự thất thoát về tài chính, dữ liệu, danh tiếng và sự pháp lý đối với tổ chức của bạn.

    3. Giải pháp quản trị an ninh mạng của SecurityBox

    Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox phát triển và hoàn thiện nhằm giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống webiste hay mạng nội bộ của doanh nghiệp.

    SecurityBox sẽ đóng vai trò là một người giám sát hệ thống mạng nội bộ, hệ thống website của doanh nghiệp. Giải pháp giúp đảm bảo trạng thái an toàn 24/7 cho hệ thống mạng. Thiết bị vẽ ra một bức trang tổng thể về tình trạng an ninh mạng của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp có được cái nhìn trực quan về điểm mạnh, điểm yếu, lỗ hổng và cả các nguy cơ an ninh mạng tồn tại trong mạng lưới đó. Ngoài ra thiết bị còn đưa ra các giải pháp giúp khắc phục các lỗ hổng hiện có. Cuối cùng là chức năng suất báo cáo định kỳ về tình trạng an ninh mạng trong doanh nghiệp.

    Tìm hiểu thêm về Giải pháp quản trị an ninh mạng nội bộ của SecurityBox!

    Tham gia group Cộng đồng an ninh mạng SecurityBox để tìm hiểu thêm về an ninh mạng. Đồng thời được mời tham dự các buổi webinar được tổ chức bởi SecurityBox.

    Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về an ninh mạng, vui lòng liên hệ qua mail info@securitybox.vn. Hoặc có thể điền trực tiếp vào form dưới, SecurityBox sẽ liên hệ với bạn!

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...