Mục lục bài viết || Contents of the article

    Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao những banner quảng cáo, những tin tức quảng cáo luôn đeo bám mình bất kì khi nào bạn dùng smartphone, điện thoại thông minh chưa ? Theo tin tức chúng tôi mới nhận được từ Hacker News, để tiếp cận và hiển thị quảng cáo chính xác tới người dùng Smartphone các hãng sản xuất Smartphone đã dùng sóng siêu âm cho chạy trên 234 ứng dụng Android.

    Cụ thể tại Hội nghị trong chuyên mục về an ninh và bảo mật. Các nhà chuyên gia nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra có tới 234 ứng dụng Android đã sử dụng microphone trên smartphone  cùng với một loại đèn siêu âm đặc biệt để theo dõi người dùng như hành vi, sở thích, thói quen. Nhờ đó mà các công ty quảng cáo, các nhà quảng cáo đã kiếm được những nguồn lợi béo bở từ việc tiếp thị, quảng cáo. Và dựa trên 234 ứng dụng này, các công ty quảng cáo có thể tiếp cận được nhiều thông tin hơn về bạn.

    Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, có khoảng 4 cửa hàng bán lẻ tại Đức có gắn thiết bị đèn tín hiệu siêu âm ở cửa ra vào của cửa hàng.

    SilverPush, Lisnr và Shopkick là ba SDK được sử dụng đèn tín hiệu siêu âm để gửi tin nhắn đến điện thoại di động.
    SDK ( Software Development Kit) là một công cụ phát triển phần mềm, thuật ngữ này được Microsoft, Sun Microsystems và một số công ty khác sử dụng.

    Hãy cùng SecurityBox tìm hiểu SilverPush, Lisnr, Shpkick là gì nhé !
    SilverPush cho phép các nhà phát triển theo dõi người dùng trên nhiều thiết bị, Lisnr và Shopkick thực hiện theo dõi vị trí. Các chuyên gia bảo mật đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra rằng hàng triệu ứng dụng Android và phát hiện ra rằng chỉ có vài ứng dụng sử dụng Shopkick và Lisnr, còn lại đa phần đều sử dụng SilverPush SDK.
    Vậy có cách nào để ngăn chặn, dừng sự phát tán hay ngăn chặn tín hiệu của sóng siêu âm được không. Câu trả lời hiện tại là không. tuy nhiên, SecurityBox đưa ra giải pháp giúp làm hạn chế quyền hạn của các ứng dụng không cần thiết. Cụ thể:

    Giải pháp chống sóng siêu âm theo dõi người dùng trên di động:
    Đối với thiết bị Android:

    Trước tiên bạn cần vào phần Settings (cài đặt) => Apps (ứng dụng) => Permission manager (quản lý quyền hạn) => sau đó chọn các ứng dụng không cần thiết và lấy lại quyền hạn đã cấp bằng cách chọn Deny (cấm) hoặc Notify (luôn hỏi khi cần sử dụng). Bạn nên lưu ý rằng: tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy thuộc vào dòng smartphone mà bạn đang sử dụng.
    Đối với thiết bị iOS như điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad và iPod Touch

    bạn đi tới phần Settings (cài đặt) = > Privacy (cài đặt riêng tư) => Microphone và kiểm tra lại danh sách các ứng dụng đã cấp quyền truy cập.
    Đừng quên chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn nhé !

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...