Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã phát hiện hơn 4.500 cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành với nhiều hình thức khác nhau; khoảng trên 630.000 máy tính bị nhiễm mã độc; Việt Nam xếp thứ 4 trong top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma. Các chuyên gia an ninh mạng nhận định mã độc máy tính đang gia tăng tấn công mạnh tại Việt Nam vào các cơ quan, tổ chức, ngân hàng, hạ tầng quan trọng…
Thông tin mới nhất gần đây là vụ khối dữ liệu 5,4 triệu người dùng được cho là hack từ Thế giới di động đã được tung trên mạng Raidforums những hình ảnh demo trên diễn đàn cho thấy hacker đang nắm trong tay cả thông tin thẻ thanh toán người dùng, với đầy đủ số thẻ. Tuy nhiên, phần ngày tháng trên thẻ và mã số xác nhận cuối không xuất hiện. Có thể hacker đã giấu đi.
Vụ việc này đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo đối với các doanh nghiệp trong thời đại số. Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề an toàn, phòng chống đe doạ từ an ninh mạng được nhắc đến, tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp, dù ở quy mô rất lớn, đang tỏ ra thờ ơ. Điều đáng nói ở đây là có đến 95% Doanh nghiệp Việt Nam đều chưa quan tâm và chưa thực sự chủ động trước các cuộc tấn công =>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Theo thống kê trên thế giới năm 2017 cứ 3 cuộc tấn công có chủ đích xảy ra trên toàn cầu và Việt Nam được đánh giá là đất nước có số lượng các vụ tấn công cao. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ phát tiển nhanh và quyết tâm xây dựng thành phố thông minh Smart City với thiết bị cảm biến, camera và các thiết bị IoT, đó cũng chỉnh là lý do thu hút sự tấn công từ các Hacker.
Cũng theo thống kê từ cục An toàn thông tin hiện có khoảng 4,7 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng mã độc lớn. Con số này cho thấy nguy cơ mã độc tấn công tại Việt Nam là rất lớn và hết sức nguy hiểm.
Các chuyên gia dự báo trong thời gian tới đây, tấn công có chủ đích sử dụng mã độc, còn gọi là tấn công APT, sẽ là mối hiểm họa đối với mạng lưới hạ tầng thông tin của Việt Nam và các địa phương. Nhiều năm qua, mật độ các vụ tấn công APT ngày càng nhiều.
Để có thể chủ động trước các cuộc tấn công, giảm thiểu rủi ro các cơ quan, tổ chức, Doanh Nghiệp phải bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới. Cần có giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung. Có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại.
Đối với các tài khoản cá nhân, người sử dụng phải thường xuyên cập nhật các phiên bản từ nhà sản xuất, đặt mật khẩu dài mà mạnh, không nên đồng bộ quá nhiều tài khoản chung mật khẩu, xác thực các tài khoản xã hội bằng công cụ xác thực hai yếu tố, đăng xuất khỏi các thiết bị lạ khi không còn sử dụng…
HƯỚNG DẪN: Cách bảo vệ tài khoản khi dùng ứng dụng Web
Nếu Doanh Nghiệp bạn gặp các vấn đề về an ninh mạng, hay cần tư vấn về giải pháp an ninh mạng hãy liên hệ ngay với SecurityBox nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần An toàn thông tin MVS – SecurityBox
Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Bạch Dương, Số 459 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 092 711 8899
Email: [email protected]
Nguồn: Tổng hợp