Tính đến hết quý 3, đã có 8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam. Trong đó, tấn công mã độc (malware) là 1.575 trường hợp; tấn công thay đổi giao diện (deface) là 4.829 trường hợp và tấn công lừa đảo (phishing) là 1.915 trường hợp.
Sự bùng nổ khai thác tiền ảo năm 2018 đã chứng kiến số vụ tấn công tăng hơn 83%, với hơn 5 triệu người dùng bị tấn công trực tuyến trong 3 quý đầu năm, so với 2,7 triệu người trong cùng kỳ năm 2017. Đứng đằng sau cơn sốt mã hóa là việc cài đặt và sử dụng phần mềm không có giấy phép.
Cụ thể:
- Tổng số người dùng bị ảnh hưởng tăng hơn 83%, từ 2.726.491 trong năm 2017 lên 5.001.414 vào năm 2018.
- Tỉ lệ các “thợ mỏ” bị phát hiện tăng từ 5% năm 2017 lên 8% vào năm 2018.
- Tỉ lệ phát hiện mã độc theo công cụ sử dụng cũng tăng từ 9% năm 2017 lên 17% vào năm 2018.
- Tổng số người dùng bị “đào tiền” trên nền tảng di động tăng hơn 5 lần từ 1.986 trong năm 2017 lên 10.242 vào năm 2018.
Theo dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật mạng: tấn công mục tiêu trong năm 2019 sẽ chứng kiến thế giới APT chia thành hai nhóm: Những kẻ mới tràn đầy năng lượng và thiếu kinh nghiệm vừa gia nhập cuộc chơi, và những cái tên quen thuộc có nguồn lực tốt và phức tạp nhất. Kéo theo đó: Tấn công chuỗi cung ứng sẽ vẫn tiếp diễn, Mobile malware sẽ vẫn hiện hữu, IoT botnets phát triển với tốc độ cấp số nhân, Spear-phishing sẽ càng phổ biến trong tương lai gần, Nhiều APT mới sẽ xuất hiện, Hai vùng lãnh thổ bị các nhóm này nhắm tới là Đông Nam Á và Trung Đông.
Để giảm thiểu nguy cơ bị khai thác tiền ảo, người dùng và các doanh nghiệp được khuyến nghị:
- Luôn cập nhật phần mềm trên tất cả các thiết bị bạn sử dụng
- Sử dụng giải pháp bảo mật người tiêu dùng đáng tin cậy và nhớ giữ các tính năng chính
- Đào tạo nhân viên và các nhóm CNTT bảo mật dữ liệu nhạy cảm và hạn chế quyền truy cập
- Với các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch ứng cứu sự cố, chủ động với những trường hợp xấu có thể xảy ra.