Theo VNCERT, tính đến ngày 25/6/2018, hệ thống đã ghi nhận 1.122 sự cố tấn công lừa đảo, 3.200 sự cố tấn công thay đổi giao diện và 857 sự cố phát tán mã độc malware trên website.
Trong năm 2017, VNCERT cũng ghi nhận có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam. Trong đó, tấn công mã độc là 6.400 trường hợp; tấn công thay đổi giao diện 4.377 trường hợp và tấn công lừa đảo là 2.605 trường hợp.
Thực trạng đáng báo động 95% các Doanh nghiệp vừa và nhỏ KHÔNG có kịch bản Ứng cứu sự cố
Từ đầu năm tới nay, dư luận đã rất quan tâm tới nhiều sự kiện về mất an toàn thông tin được báo chí đăng tải như vụ 41.000 máy tính bị nhiễm mã độc đào tiền ảo lây lan qua Facebook Messenger; hơn 139.000 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus đào tiền ảo W32.AdCoinMiner hay vụ việc bê bối lộ lọt thông tin người dùng của Facebook, trong đó Việt Nam có tên trong 10 quốc gia bị lộ lọt nhiều nhất…
Tấn công có chủ đích vẫn là mục tiêu của kẻ xấu. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cung cấp số liệu khảo sát cho thấy: Hơn 27% các cuộc tấn công có chủ đích nhắm vào tổ chức Chính phủ.
Các nhóm đối tượng tấn công tiếp theo là: Tổ chức tài chính ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông với dữ liệu khách hàng rất lớn. Trong khi đó, 80 – 90% mã độc được dùng trong các cuộc tấn công có chủ đích đều được thiết kế riêng cho từng đối tượng.
Việc ngăn ngừa toàn diện các cuộc tấn công có chủ đích ở các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn dù các tổ chức, doanh nghiệp vẫn chi hàng tỷ USD mỗi năm cho công tác phòng chống.
Trước những diễn biến khó lường của các cuộc tấn công mạng cùng tốc độ phát triển không ngừng nghỉ của Internet mỗi doanh nghiệp tổ chức cần phải có những kế hoạch cụ thể để triển khai hệ thống bảo mật cũng như hệ thống ứng cứu sự cố của mình nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại do mất an toàn thông tin gây nên.
Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần An toàn thông tin MVS – SecurityBox
Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Bạch Dương, Số 459 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 092 711 8899
Email: [email protected]