Black Friday (Thứ sáu Đen tối) là một trong những ngày lễ mua sắm lớn nhất và bận rộn nhất trong năm tại Mỹ, diễn ra vào ngày thứ 6 thứ ba của tháng 11. Black Friday giờ đây đã lan rộng ra khắp thế giới, trở thành ngày hội mua sắm khổng lồ với hàng loạt sản phẩm giảm giá, thu hút lượng lớn khách hàng tới các trung tâm thương mại và vài năm gần đây là cả các gian hàng trực tuyến.
Để mua hàng giá thấp người dùng sẽ vào các trang web hoặc ứng dụng tổng hợp giảm giá để tìm kiếm. Đây cũng là cơ hội để hacker làm ra các ứng dụng giả mạo, chứa mã độc nhằm chiếm đoạt thông tin người dùng, làm những việc bất chính.
Mua sắm trực tuyến và rủi ro an ninh
Các trang web bán lẻ cũng đang là mục tiêu tấn công của hacker trong thời gian gần đây. Theo thống kê từ Kaspersky Lab, từ tháng 7 – 9/2018, những trang bán lẻ trực tuyến đã bị tấn công 9,2 triệu lần. Để so sánh, trong cả năm 2017 chỉ có 11,2 triệu lượt tấn công.
Danh sách trang web bị tấn công bao gồm tất cả các ngành hàng, từ điện tử, game tới quần áo và đồ chơi. Cách tấn công phổ biến là chèn mã độc vào trang web để đánh cắp thẻ tín dụng. Người dùng phải đặc biệt cảnh giác trước khi nhập thanh toán trên bất kì website thanh toán trực tiếp nào, nếu có thể hãy thanh toán qua ví tiền điện tử của bạn.
Không chỉ tấn công trực tuyến người dùng qua các website, rất nhiều thủ đoạn được kẻ xấu sử dụng trong ngày này như: Tráo hàng, Thu thập thông tin cá nhân bất chính, Câu “Like”, Dịch vụ giao hàng bị quá tải, Cảnh giác với các email quảng cáo, Nâng giá cao rồi “giảm giá” vì thế khách hàng nên cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định mua hàng nhé.
Người phương Tây vẫn có câu ngạn ngữ “If it’s too good to be true, it probably is” có nghĩa là nếu một thứ gì tốt đến mức không có thật, thì khả năng cao là nó không có thật. Hãy luôn là người tiêu dùng thông thái và cảnh giác để bảo vệ mình khi mua sắm trên mạng.
XEM THÊM: Trang Daniel’s Hosting bị hack, 6500 trang dark web bị sập