Trong trường hợp doanh nghiệp biết cách xử lý đúng quy trình khi tấn công mạng xảy ra. Mức độ thiệt hại doanh nghiệp phải chịu sẽ giảm đi đáng kể.
Bước 1: Cách ly khu vực bị tấn công mạng
Khi phát hiện sự cố tấn công mạng, doanh nghiệp cần ngay lập tức ngắt kết nối hệ thống. Thao tác này nhằm hạn chế nguy cơ tin tặc tấn công lan rộng. Tiếp theo, doanh nghiệp cần đánh giá nhanh tác động của sự cố với hệ thống mạng. Tìm hiểu thiết bị đã bị xâm nhập, dữ liệu đã bị lấy cắp, mức độ ảnh hưởng.
Sau khi xác định rõ, doanh nghiệp phải nhanh chóng cách ly khu vực bị tấn công. Việc này giúp tránh ảnh hưởng đến các khu vực hiện đang an toàn. Trong quá trình thực hiện cách ly, doanh nghiệp cần lưu lại hình ảnh hệ thống khi bị xâm nhập. Hoạt động này nhằm phục vụ cho mục đích điều tra sau này.
Bước 2: Khởi động hệ thống dự phòng
Đừng bao giờ coi thường hậu quả của việc hệ thống bị gián đoạn hoạt động. Bởi chỉ cần tạm ngưng vận hành trong vòng một vài giờ. Mức thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu sẽ vượt ngoài sức tưởng tượng.
Vì thế, sau khi cách ly hệ thống khỏi khu vực bị tấn công. Doanh nghiệp phải ngay lập tức khởi động hệ thống dự phòng. Có thể sử dụng các máy tính chưa bị tấn công và nguồn dữ liệu được backup điểm gần nhất để đưa hệ thống trở lại vận hành. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thiết lập hàng rào bảo vệ cho hệ thống dự phòng. Điều này giúp ngăn chặn tin tặc tấn công một lần nữa.
Bước 3: Giải quyết sự cố tấn công mạng
Trong giai đoạn này, để giải quyết triệt để sự cố do tin tặc gây ra. Doanh nghiệp cần loại bỏ mọi tập tin giả mạo và chương trình độc hại tin có trong hệ thống. Sau đó, doanh nghiệp cần backup lại toàn bộ dữ liệu đã bị xâm nhập.
Đồng thời cần đảm bảo các thông tin chưa bị ảnh hưởng được tách biệt khỏi khu vực bị tấn công. Tiếp đến, cần thay đổi mật khẩu của tất cả tài khoản bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Trong bước này, việc rà quét lại toàn bộ hệ thống bằng phần mềm antivirus là vô cùng cần thiết. Antivirus sẽ rà quét hệ thống nhằm phát hiện các virus, phần mềm độc hại đang tồn tại. Khi tìm thấy mối đe dọa, phần mềm sẽ ngay lập tức cảnh báo cho người dùng, sau đó tiêu diệt chúng. Có thể thấy rằng phần mềm antivirus phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất tại thời điểm virus, mã độc đã xâm nhập vào hệ thống. Thời điểm trong cuộc tấn công mạng: dữ liệu đã bị lấy cắp và hệ thống đã bị ảnh hưởng.
Điều này cũng tương tự với tường lửa. Tường lửa chỉ ngăn chặn các nguồn truy cập nguy hiểm khi chúng bắt đầu xâm nhập vào hệ thống. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần bật tường lửa để có thể chặn tin tặc quay lại tấn công. Doanh nghiệp cần lưu ý, phần mềm antivirus và tường lửa nên được cập nhật phiên bản mới nhất.
Bước 4: Khôi phục thiệt hại từ tấn công mạng
Sau khi xử lý sự cố xong, doanh nghiệp cần khôi phục lại hệ thống. Đây là lúc để doanh nghiệp đánh giá kỹ càng mức độ thiệt hại do sự cố gây ra. Nếu thất thoát dữ liệu, doanh nghiệp nên thông báo cho khách hàng. Từ đó họ cảnh giác với các yêu cầu đáng ngờ đến từ tin tặc.
Nếu dữ liệu bị mã hóa, doanh nghiệp cần tìm các biện pháp để nhanh chóng khôi phục lại. Sau đó, doanh nghiệp cũng cần cài đặt lại các ứng dụng của hệ thống theo mức độ ưu tiên. Mọi thao tác trong quá trình khôi phục đều cần được ghi lại để làm cơ sở cho việc điều tra sự cố.
Bước 5: Điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố
Sau khi đã hoàn tất việc xử lý sự cố và khôi phục thiệt hại, doanh nghiệp cần tạo báo cáo sự cố hoàn chỉnh. Đây là bản ghi hệ thống lại toàn bộ thông tin về sự cố cũng như các bước trong quá trình xử lý hậu quả. Từ báo cáo này, doanh nghiệp mới có thể điều tra được nguyên nhân gây ra sự cố và tìm cách củng cố hệ thống vững chắc hơn.
Bước 6: Theo dõi hệ thống sau sự cố
Sau khi hệ thống đã trở lại trạng thái bình thường, doanh nghiệp càng phải giám sát tình trạng an ninh chặt chẽ hơn. Doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên tin tức về các mối đe dọa mới để đề xuất các biện pháp phòng tránh phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tổ chức các buổi đào tạo nhận thức an ninh mạng cho toàn bộ nhân viên nhằm tránh những rủi ro bảo mật xuất phát từ yếu tố con người.
Trên đây là 6 bước xử lý cơ bản khi doanh nghiệp phát hiện sự cố tấn công mạng. Tuy nhiên, khả năng của đội ngũ IT sẽ quyết định việc doanh nghiệp có thể tự khắc phục sự cố hay không. Nếu chưa có đội ngũ chuyên gia an ninh mạng, doanh nghiệp nên nhờ đến sự trợ giúp từ các đơn vị ứng cứu sự cố. Bởi vì khắc phục sai có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực, làm sụp đổ hệ thống cục bộ.
Giải pháp quản trị an ninh mạng SecurityBox
Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox phát triển và hoàn thiện nhằm giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp.
SecurityBox sẽ đóng vai trò là một người giám sát hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp. Giải pháp giúp đảm bảo trạng thái an toàn 24/7 cho hệ thống mạng. Thiết bị vẽ ra một bức trang tổng thể về tình trạng an ninh mạng của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp có được cái nhìn trực quan về điểm mạnh, điểm yếu, lỗ hổng và cả các nguy cơ an ninh mạng tồn tại trong mạng lưới đó. Ngoài ra thiết bị còn đưa ra các giải pháp giúp khắc phục các lỗ hổng hiện có. Cuối cùng là chức năng suất báo cáo định kỳ về tình trạng an ninh mạng trong doanh nghiệp.
Tham gia group Cộng đồng an ninh mạng SecurityBox để tìm hiểu thêm về an ninh mạng. Đồng thời được mời tham dự các buổi webinar được tổ chức bởi SecurityBox.