Nhìn chung tường lửa có chức năng là ngăn chặn các mối đe dọa xâm nhập vào hệ thống mạng. Tuy nhiên tường lửa phần cứng và tường lửa phần mềm vẫn tồn tại một số điểm khác biệt. Để có thể lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình, hãy đọc tiếp bài so sánh dưới đây.
1. Tường lửa phần cứng
Tường lửa phần cứng là thiết bị nằm giữa Internet và mạng máy tính nội bộ. Nhiệm vụ của tường lửa phần cứng là giám sát mọi dữ liệu và đường truyền ra vào hệ thống. Nếu phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, tường lửa phần cứng sẽ ngay lập tức chặn truy cập.
Một số thương hiệu tường lửa phần cứng tiêu biểu: Fortinet, Cisco, Sophos, SonicWall….
Ưu điểm của tường lửa phần cứng
- Tốc độ xử lý nhanh: Thời gian phản hồi của tường lửa phần cứng khá nhanh. Tường lửa phần cứng có thể xử lưu lượng truy cập lớn hơn so với tường lửa phần mềm.
- Tính bảo mật cao: Tường lửa phần cứng có hệ điều hành riêng nên khả năng bảo mật tốt hơn. Điều này làm giảm nguy cơ tin tặc tấn công vào hệ thống.
- Không gây nhiễu: Vì tường lửa phần cứng là thiết bị mạng độc lập nên nó không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các ứng dụng hay phần mềm khác.
Nhược điểm của tường lửa phần cứng
- Chi phí đầu tư khá cao.
- Không linh hoạt: Doanh nghiệp không thể tích hợp thêm tính năng như trên tường lửa phần mềm.
- Khó thiết lập: Để thiết lập tường lửa phần cứng, doanh nghiệp cần một chuyên gia mạng hỗ trợ. Vì vậy, đây không phải là giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp không thuê chuyên gia bên ngoài hoặc không có bộ phận IT riêng.
2. Tường lửa phần mềm
Tường lửa phần mềm được cài đặt trên từng máy tính cá nhân. Tường lửa phần mềm kiểm tra tính an toàn của từng yêu cầu kết nối và cho phép đi vào hệ thống mạng nếu kết nối đó không tồn tại dấu hiệu nguy hiểm.
Một số thương hiệu tường lửa phần mềm tiêu biểu: GlassWire, Comodo FireWall, ZoneAlarm…
Ưu điểm của tường lửa phần mềm
- Linh hoạt: Doanh nghiệp có thể tích hợp thêm tính năng hay hạn chế một số ứng dụng bất kỳ theo nhu cầu của mình.
- Dễ sử dụng: Doanh nghiệp có thể tự cấu hình và thiết lập tường lửa mà không cần chuyên gia hỗ trợ.
- Đảm nhận nhiều vai trò: Tường lửa phần mềm có thể giữ vai trò như một DNS hoặc DHCP server.
- Chi phí triển khai thấp.
Nhược điểm của tường lửa phần mềm
- Hiệu suất hoạt động: Hiệu suất của tường lửa phần mềm thấp hơn hiệu suất của tường lửa phần cứng.
- Yêu cầu cài đặt trên từng máy tính: Để sử dụng tường lửa phần mềm, cần cài đặt và quản trị trên từng máy tính cá nhân.
3. Nên chọn tường lửa phần cứng hay tường lửa phần mềm?
Tùy vào quy mô và chi phí đầu tư mà doanh nghiệp đưa ra lựa chọn phù hợp với mình. Đối với doanh nghiệp sở hữu hệ thống mạng nhỏ, ít thiết bị; tường lửa phần mềm sẽ là lựa chọn phù hợp. Doanh nghiệp có thể tự cài đặt phần mềm cho từng máy tính và tùy chỉnh theo nhu cầu bảo mật.
Đối với doanh nghiệp có hệ thống mạng đồ sộ, phức tạp; tường lửa phần cứng sẽ là công cụ đáp ứng nhu cầu bảo vệ an ninh mạng của doanh nghiệp. Với tốc độ ưu việt, tường lửa phần cứng có thể xử lý lưu lượng truy cập nhanh chóng.
Qua bài viết trên, hy vọng doanh nghiệp có thể lựa chọn được loại tường lửa phù hợp với hệ thống của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần biết: việc thiết lập tường lửa chỉ giúp doanh nghiệp chặn các mối đe dọa khi chúng đã bắt đầu xâm nhập vào hệ thống. Cách tốt nhất để bảo vệ doanh nghiệp là chủ động tìm ra các lỗ hổng bảo mật – nguyên nhân chính gây ra các cuộc tấn công mạng. Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện điều này.
Giải pháp quản trị an ninh mạng SecurityBox
Với định vị tại thời điểm trước khi cuộc tấn công xảy ra, giải pháp SecurityBox sẽ giúp doanh nghiệp rà quét và phát hiện ra mọi lỗ hổng an ninh đang tồn tại trên hệ thống. Với cơ chế hoạt động 24/7, SecurityBox có thể cảnh báo tức thời những biến động an ninh mới xuất hiện. Bên cạnh đó, SecurityBox đề xuất quy trình khắc phục thông minh để doanh nghiệp có thể xử lý vấn đề nhằm nâng cao tính bảo mật của hệ thống.
Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc gì về cách thức bảo vệ an ninh mạng; hãy để lại thông tin tại form bên dưới để được SecurityBox hỗ trợ!