Trong thời đại công nghệ số, ransomware là nỗi ám ảnh kinh hoàng với mọi doanh nghiệp. Không chỉ cướp đi nguồn tài chính, dữ liệu mà ransomware còn hủy hoại danh tiếng của bất cứ doanh nghiệp nào là nạn nhân của chúng. Doanh nghiệp cần làm gì để phòng chống ransomware tấn công? Bảo vệ website tốt hơn nữa chính là câu trả lời.
Dưới đây là 5 lý do giải thích vì sao bảo vệ website là cách ngăn chặn ransomware hiệu quả.
Lý do 1. Lỗ hổng website là một trong những con đường chính để ransomware xâm nhập vào hệ thống
Nếu so sánh tấn công mạng với một căn bệnh thì phần mềm ransomware sẽ là một loại virus. Một khi virus đi vào cơ thể vật chủ, nó có thể nhân lên và lây nhiễm trên diện rộng. Tương tự như vậy, một khi ransomware xâm nhập vào hệ thống, chúng sẽ tấn công lây lan cho đến khi bị tiêu diệt.
Vậy, đã bao giờ bạn thắc mắc, ransomware được đưa vào hệ thống qua con đường nào? Trên thực tế, tin tặc có thể sử dụng các kỹ thuật lừa đảo hoặc khai thác các lỗ hổng bảo mật để đưa ransomware vào trong hệ thống. Và hiện nay, hầu hết các lỗ hổng bảo mật mà tin tặc khai thác là lỗ hổng website. Biện pháp phòng thủ hiệu quả nhất chính là vá các lỗ hổng website trước khi tin tặc khai thác.
Kết luận: Để phòng tránh ransomware, doanh nghiệp phải ngăn chặn mọi con đường có thể dẫn ransomware đi vào hệ thống của mình. Bởi một khi ransomware đã ở trong hệ thống thì hậu quả sẽ khó có thể cứu vãn được.
Lý do 2. Các cuộc tấn công website là nguồn cơn để phát tán ransomware
Tấn công phishing là một trong những cách phổ biến nhất để tin tặc phát tán ransomware. Hình thức tấn công này thường dựa trên các lỗ hổng website phổ biến như lỗ hổng XSS. Cụ thể, lỗ hổng XSS cho phép tin tặc gửi đi một đường link với chính tên miền của bạn. Tuy nhiên, khi truy cập tên miền này, người dùng sẽ được chuyển hướng đến một vị trí giả mạo. Hậu quả là máy tính sẽ tự động tải xuống trình cài đặt ransomware. Bạn có chắc nhân viên của bạn đủ tỉnh táo để không mắc bẫy của tin tặc không?
Kết luận: Các lỗ hổng trên website có thể kích hoạt các cuộc tấn công lừa đảo chống lại chính đối tác và khách hàng của bạn. Điều này có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục đối với doanh thu cũng như uy tín mà doanh nghiệp đã tạo dựng.
Lý do 3. Điện toán đám mây dựa trên công nghệ web đang là mục tiêu mà tin tặc nhắm đến
Như đã đề cập trong lý do thứ nhất, ransomware có thể được đưa vào mục tiêu bằng nhiều cách thức khác nhau mà phần lớn là thông qua lỗ hổng. Trước đây, hầu hết các lỗ hổng như vậy đều tồn tại trong các phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-premises). Ví dụ, lỗ hổng mạng do phần mềm lỗi thời hoặc cấu hình sai của mạng cục bộ.
Hiện nay, khi nhiều doanh nghiệp chuyển sang làm việc từ xa, các phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ đang mất đi vị thế và dần được thay thế bằng điện toán đám mây. Điện toán đám mây được xây dựng hoàn toàn dựa trên công nghệ web. Do đó, việc chuyển sang điện toán đám mây cũng không đảm bảo doanh nghiệp thoát khỏi rủi ro từ lỗ hổng website.
Kết luận: Việc không bảo vệ website sẽ khiến mọi nỗ lực bảo mật trở thành vô ích.
Lý do 4. Các doanh nghiệp không báo cáo chi tiết về cuộc tấn công
Hầu hết các doanh nghiệp đã từng là nạn nhân của ransomware thường không chia sẻ kinh nghiệm của họ. Họ chỉ thông báo cho công chúng rằng họ đã là nạn nhân của một cuộc tấn công ransomware. Điều này cũng khá dễ hiểu. Trước hết, các doanh nghiệp bị tấn công thường không có khả năng vá lỗ hổng ngay lập tức. Tiếp đó, họ nghĩ rằng việc thừa nhận sai lầm có thể làm tổn hại đến danh tiếng của họ.
Thật không may, hành vi này tác động tiêu cực đến bảo mật an ninh mạng trên toàn thế giới. Tình huống này tương tự như việc một quốc gia bị ảnh hưởng bởi một loại virus chết người. Vấn đề là họ không chia sẻ bất kỳ chi tiết nào về nó vì lý do chính trị.
Kết luận: Việc các doanh nghiệp từng là nạn nhân của tin tặc không chia sẻ chi tiết về các cuộc tấn công khiến các doanh nghiệp khác khó tránh ransomware hơn.
Lý do 5. Truyền thông tập trung vào vấn đề chứ không phải giải pháp
Điều khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nữa là trong những trường hợp hiếm hoi khi các chi tiết của vụ tấn công được đưa ra, hầu hết truyền thông chỉ tập trung vào các chủ đề phổ biến như tác động kinh doanh sau cuộc tấn công ransomware.
Ví dụ: để biết rằng vi phạm dữ liệu Capital One từ năm 2019 là do giả mạo yêu cầu phía máy chủ (SSRF), bạn sẽ phải tìm hiểu rất sâu trong các công cụ tìm kiếm. Lý do là vì hầu hết các đơn vị truyền thông đều không nhắc đến thông tin trọng yếu này.
Kết luận: Nếu tìm hiểu kỹ về các trường hợp đã bị tấn công, doanh nghiệp sẽ rút ra được kinh nghiệm để bảo vệ mình trước các cuộc tấn công mạng trong tương lai.
Làm thế nào để bảo vệ website và phòng chống ransomware hiệu quả?
Như đã đề cập trong bài viết, lỗ hổng website là một trong những con đường chính để ransomware xâm nhập vào hệ thống. Cách tốt nhất để phòng chống ransomware chính là chủ động tìm ra các lỗ hổng bảo mật đang tồn tại trên website của bạn. Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox 4Website là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện điều này.
Với định vị tại thời điểm trước khi cuộc tấn công xảy ra, giải pháp SecurityBox 4Website sẽ giúp doanh nghiệp rà quét và phát hiện ra mọi lỗ hổng an ninh đang tồn tại trên website. Nhờ cơ chế hoạt động 24/7, SecurityBox có thể cảnh báo tức thời mọi biến động an ninh. Bên cạnh đó, SecurityBox cũng đề xuất quy trình khắc phục lỗ hổng thông minh. Từ đó, doanh nghiệp có thể tự xử lý nhằm nâng cao tính bảo mật của hệ thống website.
Doanh nghiệp hãy để lại thông tin tại form để nhận tư vấn về an ninh mạng từ SecurityBox.