Khi sự cố mạng ngày càng gia tăng thì việc nâng cao hiểu biết về các mối đe dọa mạng ngày càng cần thiết. Ba trong số các thuật ngữ phổ biến nhất khi nói về rủi ro mạng là lỗ hổng bảo mật, khai thác lỗ hổng và mối đe dọa bảo mật. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn từng thuật ngữ này.
1. Lỗ hổng bảo mật là gì?
Lỗ hổng bảo mật là những điểm yếu tồn tại trên phần cứng, phần mềm hoặc trên một dịch vụ nào đó của hệ thống thông tin. Lỗ hổng bảo mật chính là mục tiêu mà tin tặc nhắm đến. Lý do là vi khi tìm ra lỗ hổng, chúng có thể xâm nhập được vào hệ thống mạng của doanh nghiệp để thực hiện các hành vi trái phép của mình.
Sau khi một lỗi được xác định là một lỗ hổng, lỗi đó sẽ được MITRE đăng ký dưới dạng CVE và được chấm điểm bởi hệ thống đánh giá lỗ hổng Common Vulnerability Scoring System (CVSS) để phản ánh nguy cơ mà nó có thể gây ra cho doanh nghiệp của bạn. Danh sách CVE này giữ vai trò tham chiếu cho các thiết bị rà quét lỗ hổng bảo mật.
Nói chung, một thiết bị rà quét lỗ hổng sẽ tìm và so sánh lỗ hổng của bạn với cơ sở dữ liệu lỗ hổng đã biết. Tiếp theo, thiết bị đó sẽ xác định vị trí của lỗ hổng để lên kế hoạch xử lý chúng. Khi rà quét lỗ hổng thường xuyên, bạn sẽ nắm rõ hiện trạng an ninh hệ thống để nâng cao năng lực bảo mật doanh nghiệp của mình.
Ví dụ về lỗ hổng bảo mật
Dưới đây là một số ví dụ phổ biến về lỗ hổng bảo mật:
- Lỗi xác thực: Khi thông tin xác thực bị xâm phạm; tin tặc có thể mạo danh danh tính của người dùng để thực hiện các hành vi trái phép.
- SQL Injection: Được thực hiện bằng cách chèn thêm một đoạn SQL để làm sai lệnh truy vấn ban đầu. SQL injection cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, giả mạo danh tính và thực hiện các hành vi gây hại khác.
- Cross-Site Scripting: Giống như SQL Injection, tấn công Cross-site scripting (XSS) cũng đưa mã độc vào một website. Tuy nhiên, tấn công Cross-site scripting nhắm vào người dùng website hơn là vào chính website. Điều này khiến thông tin nhạy cảm của người dùng có nguy cơ bị đánh cắp.
- Cross-Site Request Forgery: Tấn công Cross-Site Request Forgery (CSRF) nhằm mục đích lừa người dùng đã xác thực thông tin thực hiện một hành động mà họ không có ý định làm. Kết hợp với các phương thức tấn công phi kỹ thuật, CSRF có thể khiến người dùng vô tình cung cấp dữ liệu cá nhân cho tin tặc.
- Security Misconfiguration: Bất kỳ thành phần nào của hệ thống bảo mật bị lợi dụng do lỗi cấu hình đều được coi là “cấu hình sai”.
2. Khai thác lỗ hổng là gì?
Khai thác lỗ hổng là việc tin tặc lợi dụng lỗ hổng để xâm nhập, tấn công vào hệ thống. Mục đích của việc khai thác lỗ hổng có thể là đánh cắp dữ liệu, sửa đổi thông tin hay phá hủy hệ thống của nạn nhân. Trong quá trình khai thác lỗ hổng, tin tặc có thể sử dụng nhiều kỹ thuật tấn công khác nhau để đánh giá kỹ thuật nào hiệu quả hơn. Sau đó, tin tặc mới quyết định sử dụng kỹ thuật tấn công nào để đạt được mục đích của mình.
3. Mối đe dọa bảo mật là gì?
Mối đe dọa là sự kiện giả định việc tin tặc lợi dụng lỗ hổng hay điểm yếu để tấn công. Mặc dù chưa có hậu quả xảy ra ở giai đoạn này nhưng mối đe dọa chính là lời cảnh báo để quản trị viên quyết định xem có cần phải thực hiện một biện pháp phòng chống nhất định hay không.
Trong thời đại số hiện nay, lỗ hổng bảo mật là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc tấn công mạng. Doanh nghiệp nên làm gì để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng cho mình? Câu trả lời chính là rà quét hệ thống mạng thường xuyên để phát hiện các lỗ hổng và điểm yếu đang tồn tại.
Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ lỗ hổng trên hệ thống. Doanh nghiệp sẽ biết được có bao nhiêu lỗ hổng đang tồn tại, vị trí của chúng ở đâu và mức độ nguy hiểm của chúng như thế nào? Bên cạnh đó, SecurityBox còn đề xuất cách thức xử lý lỗ hổng để nâng cao năng lực an ninh của doanh nghiệp. Nhờ đó, hệ thống của doanh nghiệp sẽ luôn được đảm bảo an toàn.
Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc gì về cách thức xử lý lỗ hổng bảo mật; hãy để lại thông tin tại form bên dưới để được SecurityBox hỗ trợ!
Tham khảo: Tenable