Để bảo mật website thương mại điện tử toàn diện, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về an ninh mạng, lỗ hổng bảo mật. Chính vì thế, SecurityBox đã quyết định chỉ ra 4 lỗ hổng bảo mật wesbite thương mại điện tử điển hình nhất và giải pháp phòng khắc phục.
1. Mật khẩu kém
– Theo khảo sát của công ty bảo mật SecurityBox thì hầu hết mọi người đều sử dụng 1 mật khẩu cho mọi website và hàng loạt các tài khoản khác nhau. Đó là một trong những lý do tại sao mà hàng loạt các tài khoản trên website của cá nhân bị hacker tấn công.
=> Giải pháp: Sử dụng mật khẩu mạnh và có độ dài tối thiểu 8 ký tự bao gồm cả chữ in, biểu tượng, chữ thường, dấu gạch dưới.
2. Phishing
– Hình thức tấn công phishing chắc không còn lạ gì với bạn nữa. Nạn nhân bị tấn công theo hình thức lừa đảo Phising thường sẽ bị hacker bắt tống tiền. Một số trường hợp hacker có thể ăn cắp dữ liệu, bán data khách hàng cho người khác.
=> Giải pháp: Không vội click ngay vào những đường dẫn giả mạo, file đính kèm có trong email. Nếu bạn mở nó ra thì đồng nghĩa với việc bạn đã tiếp tay mở cửa cho hacker thâm nhập vào tài khoản của email và các tài khoản khác của mình. Tại sao vậy ?. Vì không chỉ gmail mà còn cả microsoft, facebook cũng yêu cầu tài khoản email của bạn khi đăng ký. Thay vì thế, bạn hãy copy đường dẫn đó rồi paste lên google kiểm tra xem nó là đường dẫn thật hay đường dẫn giả mạo. Nếu là đường dẫn giả mạo thì chớ click hay làm gì mà tin tặc yêu cầu.
=> Ngoài ra, chúng ta cũng cần thường xuyên nâng cấp hệ thống và phần mềm cho hệ thống thương mại điện tử.
3. Mối nguy hại – KHÔNG ĐÀO TẠO KIẾN THỨC AN NINH MẠNG CHO NHÂN VIÊN
Đây là một sự thật không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Hầu hết nhân viên trong công ty không được đào tạo về kiến thức an ninh mạng, bảo mật, lỗ hổng bảo mật. Hay vấn đề mà SecurityBox đang tập trung nói đến chính là lỗ hổng bảo mật trong thương mại điện tử.
4. Tấn công DDOS
– Đây là hình thức tấn công với mục đích chiếm quyền kiểm soát điều khiển của máy chủ lưu trữ dữ liệu. Sau khi đã chiếm được quyền quản trị hệ thống máy chủ, hacker có thể lợi dụng để thực hiện 1 số mục đích xấu như sắp xếp lại những danh mục website, thay đổi quyền quản trị, làm rối loạn 1 số tính năng trong website…
=> Giải pháp: Nếu bạn mới bắt đầu làm về thương mại điện tử thì nên chạy hosting của bạn trên một VPS riêng. Nếu bạn muốn bảo mật website thương mại điện tử lâu dài thì nên xem tại đây: Giải pháp bảo mật website thương mại điện tử
Đó là 4 lỗi điển hình trong vấn đề bảo mật của thương mại điện tử. Ngoài ra, để tăng cường và bảo mật toàn diện cho web TMĐT thì còn nhiều vấn đề như hosting, bảo mật các layers, bảo mật thẻ ngân hàng, tài khoản và dữ liệu khách hàng, admin…
Với 4 kiến thức cơ bản về lỗ hổng bảo mật trong thương mại điện tử trên mà SecurityBox chia sẻ, hi vọng bạn sẽ nắm được phần nào về nguyên tắc bảo mật. Đừng quên chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn nhé !