Mục lục bài viết || Contents of the article

    Trong thời gian gần đây chúng ta rất hay thấy một cụm từ là lạ xuất hiện trên mạng, đó là “Internet of Things” (hay còn gọi tắt là IoT). Đây là một khái niệm còn khá mới mẻ với hầu hết người dùng thông thường mặc dù nó đã được ra đời cách đây khá lâu. Vậy thế nào là Internet of Things? Làm thế nào nó hoạt động? Và nó có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay. Cùng tìm hiểu những điều đó trong bài viết dưới đây.

    Internet of things (IoT) – Mạng lưới thiết bị kết nối Internet là một viễn cảnh của thế giới, khi đó mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh (tương tự ID) của riêng mình. Tất cả chúng sẽ có khả năng truyền tải, trao đổi dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay giữa người với máy tính. IoT là sự kết hợp của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và internet.

    Nói một cách đơn giản, Internet of Things là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay.

    IoT-01

    Ví dụ cụ thể:

    Sau đây là những ví dụ cụ thể hơn để bạn có thể dễ dàng hình dung IoT là gì. Vòng đeo tay theo dõi sức khỏe, báo cáo chỉ số qua màn hình hiển thị cho người dùng; Vườn cây tự chăm sóc tưới một lượng nước chính xác cho cây trong thời điểm thích hợp, đưa ra những khuyến cáo thông qua smartphone; hay máy bay không người lái, tự động phát hiện vật cản và điều hướng bay; đèn thông minh, tự động bật khi có người bước vào,…. Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những công nghệ tôi vừa liệt kê phía trên. Vâng! Nó chính là các thiết bị IoT, kết nối với internet để phục vụ cho con người. Chúng nhiều rất đa dạng và trở thành một mạng lưới.

    Làm thế nào nó hoạt động?

    Có bốn thành phần cần thiết để có thể được một hệ thống IoT, đó là sự định danh (identification), bộ cảm biến, truyền thông không dây và bộ nền tảng (platform).

    • Định danh bằng địa chỉ IPv6: Truyền thông tin trong môi trường internet,yếu tố đầu tiên cần phải biết là địa chỉ IP. Thông thường địa chỉ IP thường dùng là IPv4 (Mỗi địa chỉ có 32 bit) . Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thiết bị công nghệ được sử dụng, IPv4 dần cạn kiệt bởi tính ra tất cả chỉ có khoảng 4.3 tỷ địa chỉ IPv4. Điều này đã được giải quyết nhờ IPv6 (mỗi địa chỉ có 128 bit).  Người ta ước tính là nếu mỗi một vật trên trái đất được gán cho một địa chỉ IPv6 thì số địa chỉ vẫn còn dư rất nhiều. Vì vậy, chúng ta sẽ không phải lo đến vấn đề cạn kiệt địa chỉ cho các thiết bị
    • Bộ cảm biến (sensor): Bộ cảm biến này đa dạng, tùy vào tưng thiết bị mà thu thập những dữ kiện khác nhau xung quanh: Cường độ ánh sáng, chuyển động, gia tốc, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng động, hóa chất, lực và từ trường,…
    • Truyền thông không dây (wireless communication): Sau khi đã có những dữ liệu thì phải dùng những hệ thống truyền thông không dây để truyền đi. Có nhiều hệ thống truyền thông không dây như Bluetooth, Wi-Fi hay mạng lưới Diện Rộng Năng Lượng Thấp (Low Power Wide Area).
    • Bộ nền tảng (platform):

    Một thiết bị IoT kết nối với một thiết bị khác để truyền thông tin bằng các giao thức truyền Internet. Các nền tảng (platform) IoT là cầu nối giữa các thiết bị cảm biến và mạng dữ liệu.

    Ví dụ: Amazon Web Services, Kết nối đám mây IoT của Cisco, Watson của IBM,…

    Sự hữu ích của các thiết bị IoT

    Thực chất, các thiết bị IoT giúp con người thu thập và phân tích các thông tin về mọi vật và môi trường xung quanh. Dùng những dữ liệu được phân tích để hoạt động phục vụ cho con người. Dưới đây là một số tiện ích mà các thiết bị IoT mang lại:

    • Quản lí chất thải
    • Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị
    • Quản lí môi trường
    • Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp
    • Mua sắm thông minh
    • Quản lí các thiết bị cá nhân
    • Tự động hóa ngôi nhà

    IoT-02

    Mặt trái

    Chúng ta không thể phủ định được vai trò quan trọng của các thiết bị này đối với đời sống của con người. Tuy nhiên nó lại làm nảy sinh mối lo lắng về riêng tư và bảo mật. Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ với những vụ rò rỉ thông tin, đánh cắp thông tin trong thời đại công nghệ hiện nay. Khi công nghệ  IoT phát triển hơn nữa thì vấn đề này lại càng nghiêm trọng, bởi thông tin cá nhân hay thông tin xung quanh bạn sẽ thu thập để cung cấp dữ liệu cho các thiết bị công nghệ này, và sẽ thật không may nếu mọi dữ liệu ấy của bạn bị rò rỉ. Càng nhiều vật thể nối mạng thì càng có nhiều lỗ hổng để tin tặc đột nhập vào mạng lưới. Cho đến nay vấn đề bảo mật của công nghệ IoT vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

    IoT-03

    Công nghệ IoT trong tương lai

    Hiện nay công nghệ IoT chỉ được coi như mới ở giai đoạn đầu. Theo dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị. Nói tóm lại, trong tương lại thiết bị IoT còn phát triển xa hơn nữa, mang nhiều tính năng phục vụ con người hơn.

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...