Mục lục bài viết || Contents of the article

    Virus trojan horse hoặc Trojan là một loại phần mềm độc hại có thể ngụy trang như một phần mềm hợp pháp. Chúng có thể xóa, chặn, sửa đổi, sao chép hoặc làm gián đoạn hoạt động của máy tính. Về bản chất, có 11++ loại Virus Trojan được phân loại dựa trên những hoạt động mà nó có thể thực hiện trên máy tính của bạn.

    1. Backdoor

    Trojan backdoor (tấn công qua cửa hậu) cho phép tin tặc chèn mã độc điều khiển máy tính nạn nhân từ xa. Nó cho phép hacker có thể làm bất cứ điều gì trên máy tính bị nhiễm mã độc, bao gồm: gửi, nhận, chạy và xóa các tệp tin, hiển thị dữ liệu và khởi động lại máy tính.

    virus-trojan

    Backdoor Trojans thường được sử dụng nhằm hợp nhất một nhóm các máy tính nạn nhân để tạo thành một mạng botnet hoặc zombie có thể được sử dụng cho các mục đích hình sự.

    2. Exploit  

    Exploit là khai thác lỗ hổng trong các chương trình chứa dữ liệu hoặc trong phần mềm, ứng dụng chạy trên máy tính của bạn.

    3. Rootkit

    virus-trojan-2

    Rootkit được thiết kế nhằm mục đích che giấu một số đối tượng hoặc hoạt động trong hệ thống của bạn. Thông thường, chúng ta đều muốn ngăn chặn các lỗ hổng và các chương trình độc hại. Tuy nhiên với hình thức tấn công công này, các phầm mềm diệt virus bình thường khó có thể phát hiện.

    4. Trojan-Banker  

    Các chương trình Trojan-Banker được thiết kế để ăn cắp dữ liệu tài khoản của bạn trong các hệ thống ngân hàng trực tuyến, các hệ thống thanh toán điện tử và thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.

    Xem thêm: Trojan Horse là gì? Dấu hiệu máy tính bị nhiễm Trojan Horse

    5. Trojan-DDoS

    Các chương trình này thực hiện các cuộc tấn công Ddos (tấn công từ chối dịch vụ) nhắm vào các website bằng cách gửi nhiều yêu cầu từ máy tính của bạn và số một số máy tính bị nhiễm khác, từ đó website bị tấn công không thể truy cập được, tất cả các hoạt động Online đều bị tạm dừng.

    6. Trojan-Dropper   

    Những chương trình này được tin tặc tạo ra để tránh sự phát hiện và ngăn chặn của các phần mềm diệt virus.Từ đó, trojan sẽ hoạt động ngầm trong máy tính của nạn nhân và bị điều khiển bởi hacker.

    7. Trojan-FakeAV

    vi-du-ve-Trojan-FakeAV

    Mạo danh là phần mềm diệt virus, nhưng bản chất Trojan-FakeAV lại đòi tiền từ người dùng nếu muốn diệt virus hoặc loại bỏ lỗ hổng trong thiết bị của mình. Tuy nhiên, các mối đe dọa của chúng đưa ra đều không thực sự tồn tại.

    8. Trojan-GameThief  

    Loại virus trojan chuyên dùng để đánh cắp thông tin và tải khoản người dùng chơi game trực tuyến.

    9. Trojan-IM  

    Các chương trình Trojan-IM được tạo ra với mục đích đánh cắp thông tin đăng nhập và mật khẩu của người dùng thông qua các ứng dụng tin nhắn tức thời như ICQ, MSN Messenger, AOL Instant Messenger, Yahoo, Skype và nhiều hơn nữa.

    10. Trojan-Ransom

    Loại Trojan này có thể sửa đổi dữ liệu trên máy tính của bạn – để máy tính không chạy đúng hoặc không thể sử dụng dữ liệu cụ thể. Nạn nhân bị tấn công chỉ cần thực hiện theo yêu cầu của tin tặc và chuẩn bị một khoản tiền để chuộc lại dữ liệu đã mất.

    11. Trojan-SMS  

    Các chương trình này có thể khiến bạn phải trả tiền bằng cách gửi tin nhắn văn bản từ điện thoại di động tới số điện thoại có phí bảo hiểm.

    12. Trojan-Spy

    Trojan-Spy có thể gián điệp về cách bạn đang sử dụng máy tính của mình giống như keylogger vậy. Ví dụ, nó có thể theo dõi dữ liệu bạn nhập thông qua bàn phím, chụp ảnh màn hình hoặc ghi lại danh sách các ứng dụng đang chạy.

    13. Trojan-Mailfinder

    Đúng như tên gọi – Mailfinder, loại virus này có thể thu thập địa chỉ email được lưu trữ trên máy tính của bạn.

    Ngoài những loại trên, còn một số virus trojan khác như:

    • Trojan-ArcBomb
    • Trojan-Clicker
    • Trojan-Notifier
    • Trojan-Proxy
    • Trojan-PSW

    Để bảo vệ máy tính của mình tránh khỏi virus và các loại mã độc hoặc phần mềm tấn công, bạn có thể tham khảo sử dụng một số công cụ kiểm tra mã độc được chuyên gia tin dùng

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...