Mục lục bài viết || Contents of the article

    Xu hướng mua sắm trực tuyến trong nhóm người tiêu dùng, nhất là đối với giới trẻ sống ở các thành thị ngày càng tăng cao. Kênh bán hàng này đang trở nên sôi động hơn khi có thêm nhiều gương mặt mới cũng như các ông lớn nước ngoài quan tâm mà đặc biệt là sự tham gia tích cực của các nhà bán lẻ truyền thống. Sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… việc mua sắm online đã trở thành xu hướng chung của toàn cầu.

    mua-sam-truc-tuyen

     

    Đi đôi với việc thuận tiện trong việc trao đổi, buôn bán là những rủi ro tiềm ẩn mà người tiêu dùng cần phải thận trọng khi mua sắm trực tuyến bởi rủi ro tiềm ẩn về an ninh mạng. internet cũng là một nơi lý tưởng cho những kẻ tấn công, tạo nhiều cơ hội cho chúng truy cập vào thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng. Những kẻ tấn công là những người đánh cắp thông tin và sử dụng thông tin đó nhắm mục đích đánh cắp tiền của chúng ta bằng cách mua hàng hoặc bán thông tin đó cho một tổ chức khác.

    Trong 4 tháng đầu năm 2018 bùng nổ các cuộc tấn công lừa đảo, ăn cắp dữ liệu người dùng, trộm tiền qua thẻ tín dụng =>> XEM TẠI ĐÂY

    Các hình thứ tấn công người dùng mua hàng trực tuyến

    Kẻ xấu thường sử 3 hình thứ sau để chiếm đoạt tài sản của những người mua hàng online.

    _ Tạo nên các website và tin nhắn email, đường dẫn lừa đảo: Không giống như cách mua sắm truyền thống là bạn biết được thực chất các cửa hàng này như thế nào, ở đâu và có các mặt hàng gì? Những kẻ tấn công có thể tạo ra những website lừa đảo giống như những website hợp pháp hay những email được gửi từ những nguồn tin cậy. Các hoạt động từ thiện xã hội cũng bị lợi dụng và bị bóp méo theo cách này, đặc biệt sau những thảm họa thiên nhiên hoặc những mùa nghỉ lễ. Những kẻ tấn công tạo những website và email độc hại nhằm thuyết phục bạn cung cấp thông tin cá nhân và tài chính.

    _Nhắm vào những máy tính/tài khảon không an toàn: Nếu bạn không thực hiện các bước bảo mật để bảo vệ máy tính/tài khoản của bạn khỏi virus và những mã độc khác, thì kẻ tấn công có thể sẽ xâm nhập vào máy tính và toàn bộ thông tin của bạn trong đó. Một điều vô cùng quan trọng đối với các nhà cung cấp là cần phải bảo vệ hệ thống máy tính của mình để ngăn chặn kẻ tấn công khỏi việc xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của khách hàng.

    _ Chặn thông tin từ một giao dịch không an toàn: Nếu một nhà cung cấp không sử dụng mã hóa, kẻ tấn công có thể chặn thông tin của bạn khi nó đang được truyền đi.

    Cách thức bảo vệ bản thân khỏi rủi ro mua hàng trực tuyến

    _ Sử dụng các phần mềm bảo mật như: phần mềm diệt virus, tường lửa, phần mềm chống gián điệp. Hãy chắc chắn rằng phiên bản phần mềm diệt virus luôn được cập nhật. Phần mềm gián điệp ẩn trong các phần mềm cũng tạo cơ hội cho kẻ tấn công xâm nhập vào dữ liệu của bạn, vì vậy nên sử dụng một phần mềm chống gián điệp để quét máy tính của bạn và loại bỏ bất kỳ một file độc hại nào.

    _ Giao dịch, mua bán với những nhà cung cấp đáng tin cậy trên thị trường. Trong nhiều trường hợp bạn cần phải xác minh tính hợp pháp và đáng tin cậy của các website bởi kẻ xấu thường sử dụng các website lừa đảo để lừa người dùng. Bạn cần phải khoanh vùng và ghi chú lại số điện thoại và địa chỉ của nhà cung cấp trong trường hợp có vấn đề gì xảy ra trong quá trình giao dịch.

    _ Tận dụng những tính năng bảo mật: Sử dụng mật khẩu và những tính năng bảo mật khác như bảo mật 2 lớp để bảo vệ máy tính và dữ liệu của bạn khỏi những kẻ tấn công.

    _ Kiểm tra các tùy chọn cài đặt phần mềm: Các chức năng cài đặt mặc định thường có sẵn ở hầu hết trong các phần mềm. Tuy nhiên những kẻ tấn công vẫn có thể lợi dụng các chức năng này để xâm nhập vào máy tính của bạn. Vậy nên, một điều vô cùng quan trọng là phải kiểm tra các tùy chọn cài đặt cho phần mềm kết nối với Internet và email, v.v). Áp dụng mức bảo mật cao nhất vẫn cho phép bạn sử dụng các chức năng bạn cần.

    _ Kiểm tra những chính sách bảo mật: Trước khi cung cấp thông tin cá nhân hay thông tin tài chính, hãy kiểm tra chính sách bảo mật của website đó. Hãy chắc chắn rằng bạn biết được các thông tin của bạn được lưu trữ và sử dụng như thế nào.

    _ Đảm bảo rằng thông tin của bạn đã được mã hóa và bạn phải cảnh giác với tất cả những email cung cấp thông tin

    _ Giảm thiếu tối đa phương thức thanh toán trực tuyến khi mua sắm online

    _ Kiểm tra hồ sơ mua hàng: Lưu giữ những thông tin mua hàng và các bản sao xác nhận của đơn vị bán hàng online, sau đó đối chiếu với ngân hàng. Nếu có sự sai khác, phải báo cáo ngay lập tức.

    Mua hàng trực tuyến thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng đồng thời tiết kiệm được chi phí xã hội. Hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách tự bảo vệ mình trước những hiểm họa trực tuyến qua bài viết trên của securitybox bạn nhé.

    78% Website thương mại điện tử có Lỗ hổng bảo mật, đây là thực trạng đáng báo động cho người mua sắm trực tuyến =>> Xem đầy đủ tại đây

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...