Vụ vi phạm dữ liệu lớn nhất nước Mỹ Equifax là do một lỗ hổng. Cuộc tấn công mạng lớn nhất lịch sử do virus WannaCry đã khai thác một lỗ hổng. Hai cuộc tấn công vừa được đề cập đều có một điểm chung là chúng bắt nguồn từ một lỗ hổng. Tuy nhiên, không nhiều người bàn về cách giải quyết vấn đề này, đó là: triển khai một chương trình quản lý lỗ hổng bảo mật.
1. Quản lý lỗ hổng bảo mật là gì?
Quản lý lỗ hổng bảo mật được coi là hoạt động xác định, phân loại, khắc phục và giảm thiểu các lỗ hổng đang tồn tại trên hệ thống mạng. Hiện nay, quản lý lỗ hổng bảo mật không còn là lựa chọn mà đang trở thành hành động bắt buộc với các tổ chức, doanh nghiệp.
Quản lý lỗ hổng bảo mật chính là nền tảng của chương trình bảo mật. Bởi một chương trình quản lý lỗ hổng bảo mật tốt có thể giúp doanh nghiệp biết được các rủi ro đang phải đối mặt; từ đó đề xuất phương án xử lý phù hợp.
2. 3 giai đoạn của chương trình quản lý lỗ hổng bảo mật
2.1. Đánh giá lỗ hổng
Để quản lý lỗ hổng bảo mật, đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện việc đánh giá các lỗ hổng đó. Một chương trình đánh giá lỗ hổng bảo mật hiệu quả sẽ cho doanh nghiệp biết các mối nguy hiểm đang đe dọa, đo lường khả năng xảy ra lỗi bảo mật và đề xuất các biện pháp bảo vệ nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra vi phạm.
Tìm hiểu thêm: So sánh rà quét lỗ hổng và đánh giá lỗ hổng
2.2. Công cụ quản lý lỗ hổng bảo mật
Công cụ quản lý lỗ hổng bảo mật là xương sống của mọi chương trình quản lý lỗ hổng bảo mật. Không chỉ phát hiện và báo cáo lỗ hổng, chúng cũng hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá rủi ro dựa trên mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng. Sau khi khắc phục, quá trình quét lại sẽ cho doanh nghiệp biết tác vụ khắc phục đã được thực hiện thành công hay chưa.
Tìm hiểu thêm: Những điểm khác nhau giữa pentest và đánh giá lỗ hổng bảo mật
2.3. Tích hợp và liên kết
Quản lý lỗ hổng bảo mật là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Do đó, chương trình quản lý lỗ hổng bảo mật của doanh nghiệp cần được tích hợp chặt chẽ với hệ thống và quy trình kinh doanh quan trọng. Chúng cần được gắn với cơ sở dữ liệu về lỗ hổng bảo mật và cũng cần được liên kết với các bên liên quan chính trong tổ chức. Rủi ro có thể rình rập ở bất cứ đâu. Vì vậy, quản lý rủi ro cần được hệ thống và liên kết để doanh nghiệp có thể bao quát toàn bộ bối cảnh.
Hiện nay, số lượng tài sản của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Nhiều thiết bị điểm cuối, máy chủ và ứng dụng liên tục được thêm vào môi trường mạng. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo mật. Trên thực tế, rất khó quản lý các lỗ hổng bảo mật một cách hiệu quả khi có hàng trăm, hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu tài sản cần xem xét.
3. Chương trình quản lý lỗ hổng giúp gì cho doanh nghiệp?
Có hàng ngàn lỗ hổng bảo mật được biết đến trong tự nhiên, hầu hết chúng đều có bản vá. Tuy nhiên, không phải tất cả các lỗ hổng đều giống nhau. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần quản lý chúng. Sử dụng chương trình quản lý lỗ hổng, doanh nghiệp có thể:
- Quản lý thông minh các lỗ hổng: Không phải tất cả các lỗ hổng đều mang những rủi ro như nhau. Với chương trình quản lý lỗ hổng, doanh nghiệp có thể ưu tiên khắc phục một cách thông minh hơn, áp dụng các bản vá bảo mật và phân bổ tài nguyên bảo mật hiệu quả hơn.
- Đáp ứng các yêu cầu quy định và tránh tiền phạt: Các chương trình quản lý lỗ hổng bảo mật không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của ngành mà còn có thể giúp doanh nghiệp xuất các báo cáo chi tiết cho cấp trên.
Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox được thiết kế và phát triển dựa theo chương trình quản lý lỗ hổng nói trên. Với nguyên tắc đó, SecurityBox sẽ phát hiện, cảnh báo và đề xuất phương án xử lý triệt để nhằm nâng cao tính bảo mật cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ hơn; hãy liên hệ ngay SecurityBox theo hotline: 0927 118 899; hoặc email: [email protected] để được tư vấn tận tình nhất!
Bài viết liên quan: Phân biệt red team và blue team
Đọc thêm: Phân biệt pentest và red team