Mục lục bài viết || Contents of the article

    Mất dữ liệu đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp bạn đã từng lâm vào hoàn cảnh trớ trêu này chưa? Dù câu trả lời là gì, hãy nhớ, công tác bảo vệ dữ liệu luôn phải được đề cao và chú trọng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết hậu quả và giải pháp cho từng trường hợp mất dữ liệu vì các nguyên nhân khác nhau.   

    1. Nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp của bạn mất dữ liệu?

    Nếu doanh nghiệp bạn đã từng bị mất dữ liệu, hãy thử nhớ lại nguyên nhân là do đâu? Nếu là do lỗi phần cứng, lỗi phần mềm hay sơ suất của con người; doanh nghiệp bạn vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp bị tin tặc tấn công mạng. Bởi một khi dữ liệu đã nằm trong tay tin tặc; rất khó để doanh nghiệp có thể lấy lại chúng trong tình trạng nguyên vẹn. Sự cố này kéo theo nhiều tổn thất khác mà doanh nghiệp khó có thể đo lường được. 

    Hậu quả do mất dữ liệu gây ra

    2. Hậu quả do mất dữ liệu gây ra 

    Như đã nói ở trên, nếu mất dữ liệu do lỗi phần cứng, lỗi phần mềm hay sơ suất của con người (xóa nhầm file, quên sao lưu); doanh nghiệp chỉ cần khắc phục lỗi và khôi phục dữ liệu. Trong trường hợp khôi phục dữ liệu không thành công, doanh nghiệp cũng chỉ cần bỏ ra thời gian, công sức và một khoản phí nhất định để xây dựng lại hệ thống thông tin.

    Vậy với trường hợp mất dữ liệu do tin tặc lấy cắp thì sao? Doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả gì? Dưới đây là những tổn thất khi doanh nghiệp bị tin tặc vi phạm dữ liệu.  

    2.1. Thông tin bị phát tán hoặc mang ra rao bán, tống tiền 

    Tin tặc không chỉ nhắm đến thông tin khách hàng mà còn muốn sở hữu bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là hai nguồn tài nguyên quan trọng. Chúng quyết định sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Khi đã đánh cắp được chúng, tin tặc sẽ làm gì? Tống tiền doanh nghiệp, phát tán trên mạng xã hội hay rao bán trên chợ đen? Dù tin tặc hành động như thế nào, dữ liệu của doanh nghiệp cũng không được trọn vẹn như ban đầu. 

    2.2. Lợi nhuận kinh doanh giảm mạnh 

    Khoản phí đầu tiên mà doanh nghiệp phải chịu đó là phí khắc phục hệ thống do tấn công mạng. Đó là chi phí hữu hình doanh nghiệp phải chi trả để đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường. Thời gian sau đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu những khoản thiệt hại tài chính “vô hình”. Đó là hậu quả từ việc nhiều giao dịch bị hủy ngang, nhiều hợp đồng bị tạm hoãn do khách hàng hoặc đối tác biết tin doanh nghiệp bị tấn công mạng. Những khoản lợi nhuận đáng lẽ thuộc về doanh nghiệp nay lại tiêu tan ngay trước mắt.  

    2.3. Uy tín doanh nghiệp sụt giảm nặng nề 

    Khi khách hàng và đối tác biết tin doanh nghiệp bị rò rỉ dữ liệu, niềm tin của họ sẽ nhanh chóng sụp đổ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động truyền thông và kinh doanh của mình. Để lấy lại hình ảnh, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí cả tiền bạc. 

    3. Mất dữ liệu – giải pháp nào để phòng tránh?

    Mất dữ liệu - giải pháp nào để phòng tránh?

    3.1. Giải pháp để tránh mất dữ liệu do lỗi phần cứng, lỗi phần mềm, sơ suất của con người 

    Để tránh mất dữ liệu do lỗi phần cứng, hãy thường xuyên kiểm tra và nâng cấp các phần cứng đó để ngăn chặn tối đa rủi ro mất dữ liệu. 

    Để tránh mất dữ liệu do lỗi phần mềm; hãy cập nhật các phần mềm ngay khi nhận được thông báo có phiên bản mới. Các phần mềm phiên bản mới thường chứa các bản vá lỗ hổng có trong phiên bản cũ. 

    Để tránh mất dữ liệu do sơ suất của con người (xóa nhầm file, quên sao lưu); hãy tạo quy trình khi xử lý dữ liệu để nhân viên thực hiện theo. Việc tạo quy trình nhằm giảm thiểu những sai sót có thể dẫn đến việc mất dữ liệu. 

    3.2. Giải pháp để tránh mất dữ liệu do tin tặc lấy cắp 

    Để ngăn chặn tin tặc lấy cắp dữ liệu, trước tiên; doanh nghiệp cần biết được cách thức tin tặc xâm nhập vào hệ thống mạng. 

    Một trong hai cách thức phổ biến nhất để tin tặc xâm nhập vào hệ thống mạng xuất phát từ lỗi của con người. Ví dụ: nhân viên click nhầm vào đường link chứa mã độc, tải phần mềm miễn phí có virus… Với các trường hợp này; doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo để nâng cao nhận thức an ninh mạng cho nhân viên. Như vậy, nhân viên sẽ không bị mắc bẫy tấn công mạng của tin tặc. 

    Xâm nhập qua lỗ hổng mạng là cách thức phổ biến thứ hai tin tặc dùng để “lẻn vào” hệ thống mạng. Với trường hợp này, doanh nghiệp cần một giải pháp có thể tìm ra và khắc phục những lỗ hổng mạng đang tồn tại trên hệ thống.

    SecurityBox là giải pháp có thể giúp doanh nghiệp thực hiện điều này. Với định vị tại thời điểm trước khi cuộc tấn công xảy ra, giải pháp SecurityBox sẽ giúp doanh nghiệp rà quét, phát hiện và cảnh báo tức thời mọi lỗ hổng an ninh đang tồn tại trên hệ thống. Sau đó, SecurityBox đề xuất quy trình để khắc phục những lỗ hổng đó. Như vậy, với SecurityBox, doanh nghiệp có thể ngăn chặn tối đa mọi nguy cơ bảo mật đồng thời nâng cao năng lực an ninh cho hệ thống mạng của mình.  

    Bảo vệ dữ liệu luôn là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp hiện nay. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ trong vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu; hãy để lại thông tin tại form bên dưới để nhận tư vấn miễn phí từ SecurityBox.

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...