Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.
1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật website
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh online, website là nền tảng chính để họ kết nối với khách hàng. Đây là nơi để khách hàng tiếp cận sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu website chuyên nghiệp, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào thương hiệu và dễ ra quyết định mua hàng.
Ngược lại, nếu để website bị hack, doanh nghiệp đang tự làm mất đi khách hàng của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, vai trò của website trong kinh doanh online là vô cùng quan trọng.
2. Một số vụ tấn công lớn vào website Việt Nam
Năm 2019, Việt Nam có 9.300 vụ website bị tấn công. Con số này thể hiện sự lỏng lẻo trong công tác bảo mật của các tổ chức, doanh nghiệp. Sau đây là 3 vụ tấn công vào website của các doanh nghiệp lớn trong những năm gần đây.
2.1. Vụ tấn công vào website của Vietnam Airlines
Năm 2016, website của Vietnam Airlines bị chiếm quyền domain và chuyển sang trang web xấu ở nước ngoài. Không chỉ thay đổi giao diện trang chủ, tin tặc còn để lại những lời công kích Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, tin tặc đã phát tán thông tin của hơn 400.000 hội viên Vietnam Airlines. Trong đó, thông tin đầy đủ: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn… Sự cố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của Vietnam Airlines.
2.2. Vụ tấn công vào website Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Co-op Bank
Năm 2018, một địa chỉ thuộc website của Co-op Bank hiển thị thông tin bằng tiếng Anh với nội dung: “Đã bị hack bởi Sogo Nakamoto”. Tin tặc tuyên bố đã nắm trong tay toàn bộ cơ sở dữ liệu người dùng cũng như trình quản lý máy chủ web (WHM – Web Host Manager). Sau đó, tin tặc đòi 100.000 USD để chuộc toàn bộ dữ liệu kèm WHM. Sau sự cố này, nhiều khách hàng tỏ ra vô cùng nghi ngại khi sử dụng dịch vụ của Co-op Bank.
2.3. Vụ tấn công vào website của Vietcombank
Năm 2018, website của ngân hàng Vietcombank đã bị tin tặc tấn công. Cụ thể, website của Vietcombank gặp sự cố ở trang con khi đăng ký email liên kết với tài khoản ngân hàng. Khi người dùng truy cập, thay vì thấy nội dung thông báo dành cho chủ tài khoản, họ chỉ thấy hai câu thơ chế: “Trăm năm Kiều vẫn là Kiều, sinh viên thi lại là điều tất nhiên”. Vụ việc này đã khiến nhiều khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Vietcombank trở nên hoang mang và lo lắng.
3. 8 cách bảo mật website hiệu quả, dễ thực hiện
Dưới đây là 8 cách giúp doanh nghiệp nâng cao tính bảo mật cho website của mình. 8 cách này đều đơn giản và dễ thực hiện với cả những người không có chuyên môn về an ninh mạng.
3.1. Đặt tên đăng nhập và mật khẩu có độ bảo mật cao
Tin tặc thường lợi dụng các tài khoản có mật khẩu yếu để xâm nhập vào website mục tiêu.
3.2. Phân quyền quản trị website theo đúng nhiệm vụ
Nếu các thành viên đều sở hữu quyền quản trị toàn phần thì website sẽ giảm độ bảo mật. Tin tặc có thể tấn công vào bất cứ tài khoản nào để chiếm quyền điều khiển website. Vì vậy, hãy phân quyền quản trị website theo đúng nhiệm vụ và vai trò của từng người.
3.3. Sử dụng theme, plugin có nguồn gốc rõ ràng
Các theme và plugin nguồn gốc miễn phí trên mạng có thể tiềm ẩn mã độc trong đó. Khi tải về sử dụng, người dùng đã tự tay cài mã độc vào website của mình. Hãy mua theme, plugin có bản quyền để tránh trường hợp bị tấn công mạng.
3.4. Cập nhật phần mềm, ứng dụng, plugin phiên bản mới nhất
Các phiên bản mới nhất đã được tích hợp các bản vá lỗ hổng trong phiên bản cũ. Doanh nghiệp nên cập nhật ngay khi nhà cung cấp thông báo phát hành phiên bản mới.
3.5. Sử dụng dịch vụ bảo mật website chuyên nghiệp
Các dịch vụ bảo mật website sẽ kiểm tra và đánh giá tình hình an ninh website theo kế hoạch. Việc sử dụng dịch vụ này thường mang lại kết quả khá khả quan bởi có sự tham gia của các chuyên gia an ninh mạng và các công cụ hiện đại hỗ trợ. Dịch vụ bảo mật website của SecurityBox đang là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Khi sử dụng dịch vụ, các chuyên gia của SecurityBox sẽ đánh giá, cảnh báo và đề xuất phương án xử lý cho các lỗ hổng tồn tại trên website. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đối phó kịp thời để tránh bị tin tặc tấn công.
3.6. Bảo mật với giao thức HTTPS
HTTPS là giao thức có tác dụng bảo mật dữ liệu được gửi giữa trình duyệt và trang web bạn đang kết nối. Hầu hết mọi website hiện nay đều sử dụng HTTPS để đảm bảo an toàn thông tin khách hàng.
3.7. Chọn hosting tốt
Bên cạnh lý do bảo mật tốt, một hosting tốt còn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm website tốt hơn, đề phòng tấn công DDoS.
3.8. Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Các mối đe dọa bảo mật luôn rình rập xung quanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị các phương án đề phòng bất trắc. Một bản backup dữ liệu sẽ rất hữu ích trong việc khôi phục lại website trong trường hợp bị tin tặc xâm nhập.
Để phát triển kinh doanh online, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào hoạt động bảo mật website. Bởi bảo mật website không chỉ giúp doanh nghiệp phòng tránh được các rủi ro mạng mà còn mang đến nhiều lợi ích cả về lợi nhuận, danh tiếng và hình ảnh của thương hiệu.
Nếu doanh nghiệp cần bảo mật website, hãy để lại thông tin để nhận tư vấn miễn phí.