Mục lục bài viết || Contents of the article

    Bạn muốn chia sẻ màn hình máy tính Windows của mình với bạn bè, đồng nghiệp để nhờ họ xử lý hộ vấn đề kỹ thuật? Hãy thử qua một trong 8 công cụ dùng để chia sẻ màn hình sau đây để có được phương thức chia sẻ thuận tiện nhất nhé. 

    1. TeamViewer

    Chắc hẳn người dùng máy tính không còn lạ lẫm với phần mềm chia sẻ màn hình và điều khiển từ xa PC này. Số lượng người sử dụng phần mềm này rất lớn bởi nó có những tính năng rất hữu ích. Cùng tìm hiểu nào.

    Ngoài tính năng chuyên dụng để điều khiển máy tính từ xa, phần mềm này còn cho phép người dùng truyền tập tin giữa các máy tính với nhau, họp hội nghị trên mạng và trình diễn slide trực tuyến. Bạn cần phải nhập mã PIN của máy cần kết nối để có thể kết nối với máy tính ấy.

    TeamViewer còn cho phép làm việc nhóm theo phiên. Khi đó, bạn có thể dễ dàng trao quyền điều khiển một máy tính nào đó cho người khác, thay vì chỉ cho phép phiên làm việc một chiều.

    chia-se-man-hinh-05

    2. AnyDesk

    Có lẽ phần mềm Teamviewer đã quá nổi tiếng với chúng ta, tuy nhiên nhược điểm của nó là yêu cầu bản quyền. Một giải pháp cho vấn đề này là AnyDesk. Nó giúp bạn kết nối và điều khiển máy tính từ xa với nhiều phiên bản dành cho các đối tượng khác nhau, có khả năng khởi chạy ngay mà không cần cài đặt.Phần mềm này cũng có kha năng truyền dữ liệu giữa 2 máy tính bằng cách kéo thả tập tin vào các màn hình điều khiển.

    AnyDesk sử dụng giao thức TLS1.2 để mã hóa tất cả các kết nối nên đảm bảo các dữ liệu của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối, đồng thời công nghệ DeskRT mang lại hình ảnh kết nối với chất lượng tuyệt vời. So với TeamViewe, giao diện AnyDesk đơn giản và tiện lợi hơn trong cách điều khiển.

    chia-se-man-hinh-02

     

     

    Có thể bạn quan tâm : Top ứng dụng giúp tăng bảo mật điện thoại

    3. Splashtop

    Splashtop là phần mềm được cung cấp miễn phí cho mục đích truy xuất thiết bị khác trong cùng mạng gia đình. Nó là một trong các công cụ điều khiển máy tính để bàn từ xa đạt mức 15 triệu người sử dụng. Nếu nhu cầu của bạn chỉ là để truy xuất máy tính Windows từ các thiết bị điện tử khác như: điện thoại, máy tính bảng,… trong cùng một hệ thống mạng thì Splashtop là một lựa chọn phù hợp. Còn nếu muốn truy cập máy tình từ một mạng khác, bạn cần phải mua phiên bản Anywhere Access Pack với giá 16,99 USD.

    Splashtop có ưu thế là có tốc độ làm mới màn hình và khả năng truyền tải âm thay, video từ xa rất tốt. Đặc biệt Splashtop phù hợp với môi trường lĩnh vực giáo dục, nó có khả năng tạo một lớp học ảo giúp bạn dễ xử lý và điều khiển. Bên cạnh đó, Splashtop cũng có nhiều lựa chọn cho phiên bản cá nhân hay doanh nghiệp.

    chia-se-man-hinh-06

    4. AeroAdmin

    Phần mềm này có thiết kế giao diện gần giống với TeamViewer, chức năng của ứng dụng này cũng khá giống với TeamViewer. Có một điểm khác biệt đó là, AeroAdmin không cần cài đặt vào máy tính, chỉ cần chạy tệp tin thực thi .exe dung lượng chỉ có 2MB. AeroAdmin hiển thị số ID mỗi lần mở. Số này là những gì cần phải được chia sẻ cho người khác để kết nối với máy tính. Con số này là tĩnh, có nghĩa là nó không thay đổi theo thời gian.  Nhược điểm của ứng dụng này là không thể nói chuyện qua lại khi sử dụng, nó cũng không hỗ trợ in từ xa.

    chia-se-man-hinh-07

    5. Seecreen

    Seecreen là một phần mềm được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java, nó có kích cỡ rất nhỏ, chưa đến 1MB (500kb). Nó cũng không yêu cầu người dùng phải cài đặt, chỉ cần chạy tệp tin .exe là đủ. Phần mềm này có tính năng khá giống với AeroAdmin nên hai ứng dụng này  được coi là đối thủ của nhau.

    Bạn có thể chat và thực hiện cuộc gọi với đồng nghiệp, chuyển tập tin giữa các máy tính được kết nối, quản lý nhiều tài khoản người dùng, cấu hình ứng dụng cho truy cập không giám sát (không thấy người khác điêu khiển gì trên máy tính của bạn), duy trì danh sách liên lạc và máy tính. Nói chung, nếu bạn cần một giải pháp chia sẻ màn hình máy tính ngay tức thời thì Seecreen là một trong những lựa chọn phù hợp.

    chia-se-man-hinh-08

    6. Chrome Remote Desktop

    Bạn có thể dễ dàng sử dụng phần mềm Remote Desktop mà không cần phải sử dụng bất kì phần mềm nào từ bên thứ 3, nếu như bạn đang sử dụng trình duyệt Google Chrome của Google.

    Bạn có thể cấp cho người khác quyền truy cập vào máy tính của mình từ xa. Họ có thể toàn quyền truy cập ứng dụng, tệp, email, tài liệu và lịch sử web của bạn. Bạn chỉ có thể bắt đầu chia sẻ và nhận chia sẻ khi nhập mã truy xuất được cấp tự động.Với Chrome Remote Desktop, Google nhắm đến phục vụ người dùng gia đình muốn xử lý nhanh những vấn đề trục trặc của máy tính. Do đó, nó còn thiếu một vài tính năng cao cấp mà một số phần mềm chuyên dụng khác sở hữu.

    chia-se-man-hinh-01

    7. Microsoft Remote Desktop

    Microsoft Remote Desktop là tính năng chia sẻ màn hình được tích hợp sẵn trong hệ điều Windows. Giải pháp này sử dụng công nghệ Remote Desktop Protocol (RDP) riêng của Microsoft và được hỗ trợ trong tất cả các phiên bản Windows.

    Phần mềm điều khiển náy tính từ xa này chỉ thích hợp sử dụng cho mạng nội bộ, trong doanh nghiệp chứ không thích hợp với những người dùng cá nhân. Nó khá là khó sử dụng cho những người mới bắt đầu. Nếu muốn kết nối với một máy tính khác không thuộc nội bộ, bắt buộc bạn phải biết IP của máy đó và phải cấu hình bộ định tuyến để chấp nhận kết nối từ xa.

    chia-se-man-hinh-04

    8. Lite Manager

    Lite Manager là một chương trình miễn phí nhưng cung cấp nhiều tính năng giống với các công cụ trả phí đắt tiền khác. Phần mềm này rất phù hợp với mục đích để quản lý lớp học. Ngoài ra, công cụ còn cung cấp một số tính năng cơ bản như truyền tập tin, chat, ghi lại màn hình, cài đặt phần mềm từ xa, lọc IP, tích hợp RDP và hỗ trợ kết nối lên đến 30 máy tính.

    chia-se-man-hinh-03

    Trên đây là 8 công cụ hỗ trợ chia sẻ màn hình làm việc Windows. Mỗi công cụ có mộ tính năng, ưu điểm riêng. Vì thế hãy sử dụng thử và cân nhắc xem cái nào phù hợp với nhu cầu sử  dụng của bạn nhé. Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn.

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...