Theo thống kê hơn 1,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị mất dữ liệu trong năm 2018. Đáng chú ý là hầu hết người dùng kể cả có kiến thức về an ninh mạng cũng không tránh khỏi bị tấn công. Cũng trong hai năm 2017 và 2018, số lượng lỗ hổng an ninh trong các phần mềm, ứng dụng được công bố tăng đột biến với hơn 15.700 lỗ hổng, gấp khoảng 2,5 lần những năm trước đó. Đặc biệt, nhiều lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện trên các phần mềm phổ biến như Adobe Flash Player, Microsoft Windows… và cả trong nhiều dòng CPU của Intel, Apple, AMD…
Thống kê: Hơn 9.300 Cuộc tấn công vào mạng Việt Nam năm 2018
Với những con số thống kê trên các chuyên gia đưa ra cảnh báo về xu hướng tấn công mạng năm 2019:
Tấn công lừa đảo sẽ thay thế bằng tấn công phần mềm
Trong những năm gần đây cục diện phần mềm đã bị phá vỡ vì thế hacker đã chuyển mục tiêu dài hạn sang các chiến dịch ngắn hạn, phạm vi mục tiêu nhỏ với bộ công cụ khai thác phần mềm hay “thả lưới” toàn bộ thị trường cùng chiến dịch tấn công bằng hình thức lừa đảo trực tuyến.
Tấn công lừa đảo hiện nay không chỉ sử dụng qua emai mà còn đang dần xuất hiện qua hệ thống tin nhắn SMS và khung hội thoại của các ứng dụng. Các chiến dịch tấn công sẽ nhắm mục tiêu chính vào thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng, tiếp sau đó là tài khoản lưu trữ trong dịch vụ đám mây trực tuyến. Sau khi lấy được thông tin quan trọng từ người dùng, tội phạm mạng sẽ giả dạng và cố gắng thuyết phục bộ phận hỗ trợ chăm sóc khách hàng bên phía nhà mạng cấp lại thẻ SIM số điện thoại của nạn nhân. Từ đó, tội phạm mạng sẽ có thể kiểm soát các tài khoản trực tuyến xác thực qua số điện thoại của nạn nhân.
Tội phạm mạng lợi dụng công cụ chat bot để tấn công
Chatbot là một dạng phần mềm mở rộng kết nối với các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger. Nó đang được sử dụng ngày càng nhiều bởi những cá nhân, doanh nghiệp bán hàng trên Facebook.
Với các nền tảng mạng xã hội đang không ngừng được mở rộng hiện nay, giới trẻ được tiếp cận công nghệ ngày càng sớm và thời gian sử dụng Internet dài hơn trước.
Chính vì vậy, các nền tảng nhắn tin trực tuyến đang được chú trọng phát triển và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Chatbot ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Điều này vô tình cũng trở thành một trong những mục tiêu khai thác của tin tặc.
Lạm dụng chatbot để tấn công sẽ ngày càng phát triển rầm rộ và nguy hiểm, phức tạp hơn
Cũng giống như chiến dịch tấn công qua điện thoại đã được phát triển, tận dụng nền tảng tin nhắn được thiết kế sẵn và hệ thống phản hồi bằng tương tác giọng nói, những kẻ tấn công sẽ tạo nên các chatbot có thể bắt đầu những cuộc hội thoại quen thuộc với người dùng, từ đó lừa đảo họ qua các liên kết độc hại và đánh cắp thông tin cá nhân.
Những kẻ tấn công sẽ gửi đến người dùng các phần mềm độc hại, cài đặt Trojan truy cập từ xa trong máy tính nạn nhân để đánh cắp dữ liệu hoặc tống tiền họ…
Mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể xuất hiện năm 2019
mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI có thể sẽ xuất hiện trong năm tới, ban đầu dưới hình thức những mẫu thử nghiệm PoC (Proof of Concept). Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất của người dùng Internet đến từ mã độc mã hóa tống tiền, mã độc xóa dữ liệu, mã độc đào tiền ảo và tấn công APT. Các loại mã độc này có thể kết hợp nhiều con đường lây nhiễm khác nhau để tăng tối đa khả năng phát tán, trong đó phổ biến nhất là khai thác lỗ hổng phần mềm, hệ điều hành và qua email giả mạo.
Người dùng mạng xã hội hay các thiết bị công nghệ sử dụng internet ngày càng phải cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo của giới hacker, đồng thời chủ động bảo vệ các thiết bị của bạn khỏi những nguy cơ tấn công.
Giới thiệu giải pháp bảo mật an toàn thông tin từ chuyên gia
Nguồn: Tổng hợp