Mục lục bài viết || Contents of the article

    Các lỗi bảo mật website ngày càng đa dạng, với nhiều hình thức tấn công và gây thiệt hại nghiêm trọng. Làm thế nào để bảo mật website toàn diện, Securitybox sẽ đưa ra những lỗi bảo mật website phổ biến nhất, kèm theo ví dụ  và những giải pháp cụ thể.

    Theo chuyên gia bảo mật Bùi Quang Minh, hầu hết các website bị gặp vấn đề về bảo mật là do kỹ thuật lập trình, tính bảo mật kém của các ứng dụng, phần mềm dành cho website.

    loi-bao-mat-website

    Giả sử như ứng dụng chat với khách hàng online trên wesite online. Nếu ứng dụng chat đó chưa được rà soát lỗ hổng thì có thể có khả năng ứng dụng đó sẽ chứa lỗ hổng bảo mật. Trên thực tế, việc kiểm tra thử nghiệm tính bảo mật của website, phần mềm và các ứng dụng còn đang rất  hạn chế.

    Theo thống kế lỗi bảo mật website vào năm 2015 thì có tới 9 website của cơ quan nhà nước đã bị tấn công thay đổi giao diện. Cùng với đó là 144 đường dẫn bị thay đổi, 227 đường dẫn phát tán mã độc, 106 website bị cài mã độc.

    Đáng chú ý hơn, google Việt Nam cũng đã bị tấn công vào 23/2/2015, vụ việc được xác minh là do nhóm hacker Lizard Squad. Và vụ việc gần đây nhất là lỗi bảo mật web của cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Rạch Giá, Tuy Hòa đã bị 2 bạn trẻ 15 tuổi tấn công.

    Xem thêm: Các vụ tấn công mạng tại Việt Nam quý I năm 2017

    Vậy nguyên nhân gây ra các lỗ hổng bảo mật website là gì?

    1. Phần mềm, ứng dụng miễn phí

    Cũng như những phần mềm miễn phí tải về máy tính bị nhiễm virus, có những loại virus bạn chỉ cần CCleaner, bkav, hoặc phần mềm diệt virus thông thường có thể tránh được sự cố bảo mật về website, máy tính cá nhân. Tuy nhiên có những phần mềm bạn không thể xóa được mà cần phải nhờ sự giúp đỡ của những người có chuyên môn.

    loi-bao-mat-website

    Ứng dụng miễn phí cũng vậy, những ứng dụng này sẽ ngấm ngầm sao lưu dữ liệu thông tin của bạn gửi tới những kẻ xấu và bạn có thể bị mất tiền nếu muốn chuộc lại. Và gần đây nhất không đâu xa, quý I đầu năm 2017, hàng loạt vụ báo cáo về việc bị nhiễm phần mềm tống tiền Ransomware ảnh hưởng tới website, iphone, thiết bị IoT.

    Xem thêm: 5 biện pháp phòng tránh sự cố mã độc từ chuyên gia 

    2. Do một số ngôn ngữ lập trình có tính bảo mật web chưa cao

    Ngôn ngữ lập trình backend dễ học nhất là PHP. Hầu hết các website ở Việt Nam được lập trình bằng php, wordpress. Các lập trình viên hay designer thường nhầm lẫn giữa 2 phương thức bảo mật GET và POST, do đó website có thể bị nhòm ngó nếu lập trình sai

    Thực tế, chuyên gia bảo mật SecurityBox cho rằng ngay cả những người không cần nền tảng về lập trình cũng có thể học được và tạo ra được những website, những phần mềm đơn giản. Vì cú pháp, function đơn giản nên có thể vì vậy mà tính bảo mật chưa cao.

    Lỗi bảo mật trong website wordpress cũng không ngoại trừ. Nhắm vào những phần mềm SEO free, plugin for seo, các hacker đã tấn công người dùng 1 cách thầm lặng. Một trong những plugin cho Seo wordpress bị nhiễm mã độc mà bạn cần gỡ bỏ ngay chính là WP- Base-SEO.

    Xem thêm: 7 công cụ mã nguồn mở giúp tìm kiếm lỗ hổng website 

    Vậy làm thế nào để tăng cường tính bảo mật cho website được code bằng PHP, câu trả lời là bạn hãy dùng framework. Framework giúp tăng cường tính bảo mật website mà mọi người yêu thích dùng nhất là Laravel, tiếp đó là symfony, thứ 3 là CodeIgniter.

    3. Giải pháp tăng cường tính bảo mật website thường gặp nữa là giảm lỗ hổng trong session, XSS

    Bên cạnh những lỗi bảo mật website thường gặp trên còn  có lỗ hổng trong XSS. Bằng cách gửi đường link tới session, user name, khi người dùng click vào thì website của bạn đã bị nhiễm virus. Bị lỗi này coi như toàn bộ website của bạn bị hacker điều khiển, từ đó hackers có thể lợi dụng để tấn công chính site này và những site khác nếu chúng bị bảo mật khác như CSRF.

    loi-bao-mat-website

    Đây là hình thức tấn công website nguy hiểm cao nhưng khả năng khai thác thấp vì phải lừa được người dùng. Riêng từ đầu năm đến nay có tới 21.5% các website bị xâm nhập vì lỗi XSS.

    4. Lỗ hổng bảo mật trong cơ sở dữ liệu, kết nối web 2.0, javascipt, AJAX

    Những lỗi bảo mật website hay gặp trong javascript là  vô tình sử dụng toán tử gán, nhầm lẫn giữa phép cộng và phép nối, lỗi ở câu lệnh return, kết thúc định nghĩa bằng dấu phẩy không chính xác

    5. Lỗi chuyển tiếp và điều hướng không xác định

    Đây là lỗi vấn đề đầu vào (lỗi về input). Giả sử rằng trang web đích có một module redirect.php có thể lấy URL như một tham số GET. Khi thực hiện thao tác với tham số này trên targetite.com, trang web của bạn có thể chuyển hướng tới phần mềm malwareinstall.com. Người dùng thường cảm thấy tin cậy khi click vào targetite.com/blahblahblah nhưng ít ai ngờ đây là cơ hội cho các phần mềm độc hại lợi dụng tấn công website. Ngoài ra, kẻ tấn công có thể chuyển hướng trình duyệt sang ‘targetite.com/deleteprofile?confirm=1’.

    Điều đáng nói là khi nhồi nhét những input không xác định được người dùng có thể làm phần header trở nên tệ hại.

    Trên đây là các lỗi bảo mật website hay gặp nhất, phổ biến, thông dụng nhất mà chúng ta cần biết để tránh. Nếu bạn cần bảo mật website toàn diện, hãy liên hệ với Securitybox để được tư vấn cụ thể nhất!

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...