Theo bản đồ theo dõi an ninh mạng toàn cầu, nếu tính số lượng lây nhiễm mã độc, trung bình mỗi ngày trong tháng 1/2019, Việt Nam đã hứng chịu tới hơn 800.000 lần. Riêng ngày 21/1, số lượng một ngày lên đến gần 900.000. Còn nếu tính theo tỷ lệ người dùng Internet, 21,5% người dùng ở Việt Nam phải đối mặt với các mối đe doạ tấn công mạng thời gian qua.
Bên cạnh chịu tác động, Việt Nam cũng đang trở thành nguồn phát tán mối đe doạ bảo mật lớn trên thế giới. Trong quý IV/2018, đã có 992.952 cuộc tấn công trực tuyến xuất phát từ Việt Nam.
Google Drive ẩn chứa rất nhiều mục Spam
Cũng theo thống kê 33% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết mỗi cuộc tấn công mạng đã gây ra thiệt hại trên 10 triệu USD cho họ. Con số này vượt trên mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu cũng cho thấy 14% doanh nghiệp có hệ thống ngừng hoạt động từ 1 – 5 ngày trong các cuộc tấn công. Con số này cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiệt hại lớn là do hoạt động doanh nghiệp bị ngưng trệ lâu khi bị tấn công. 14% doanh nghiệp cho biết hệ thống của họ bị ngừng hoạt động từ một đến năm ngày. Đây cũng là mức thời gian dài nhất trong khu vực, gây tổn hại lớn về tài chính như tốn chi phí khắc phục, mất hợp đồng, mất niềm tin của khách hàng và khiến giá trị cổ phiếu đi xuống…
Để đảm bảo an ninh, các doanh nghiệp cần chú ý tới ba yếu tố trong bức tường an ninh: Mức độ nhận diện, Phân chia và Ngăn chặn các mối nguy. Yếu tố thứ nhất đảm bảo khả năng nhận diện được người dùng, thiết bị, các mạng lưới, ứng dụng, khối lượng công việc và quy trình xử lý. Yếu tố thứ hai nhằm ngăn kẻ tấn công tung hoành ngang dọc khắp mạng lưới kết nối, ngay cả khi kẻ tấn công giành quyền truy cập từ những kết nối có bảo mật yếu hơn. Yếu tố cuối cùng giúp giảm các mối nguy bằng việc nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và phản ứng kịp thời trước các đợt tấn công có nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động vận hành.
Việc sử dụng nhiều nhà cung ứng cũng làm hoạt động bảo mật trở nên phức tạp hơn. Tại Việt Nam, 44% các doanh nghiệp có nhiều hơn 10 nhà cung ứng, và 22% có hơn 20 nhà cung ứng, làm gia tăng rủi ro bởi càng nhiều sản phẩm bảo mật càng mất nhiều thời gian để truy tìm các cuộc tấn công.