Với khoảng hơn 16 triệu cuộc tấn công mạng mỗi ngày, lỗ hổng bảo mật Ddos tiếp tục mở rộng hơn và ảnh hướng tới nhiều ngành nghề hơn. Cùng SecurityBox tìm hiểu về những con số thống kê về sự ảnh hưởng của lỗ hổng bảo mật trong DDoS này nhé.
Hình thức tấn công Phishing ngày càng mở rộng giống như 1 cơ chế để phân phối mã độc ransomware. Theo nghiên cứu mới đây của hãng NTT Security thống kê có tới 77% trong số ransomware được phát hiện trên toàn cầu là tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực chính:
- Ngành kinh doanh & dịch vụ chuyên môn (28%)
- Ngành chính phủ (19%)
- Ngành chăm sóc sức khoẻ (15 %)
- Ngành bán lẻ (15%)
Trong khi các cuộc tấn công kỹ thuật đối với các lỗ hổng mới nhất có xu hướng chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông, còn các cuộc tấn công về phương tiện kỹ thuật chiếm số lượng ít hơn. Theo GTIR, các cuộc tấn công lừa đảo chiếm khoảng 3/4 (73%) tất cả các phần mềm độc hại được nhắm vào các tổ chức, và cơ quan chính phủ (65%); các dịch vụ kinh doanh & chuyên môn (25%) .
Ba quốc gia bị tấn công fishing nhiều nhất toàn cầu lần lượt là Hoa Kỳ, Hà Lan và Pháp với số % lần lượt là 41 %, 38%, 5%.
Xem thêm: Cảnh báo ứng dụng Blue Link chứa lỗ hổng bảo mật
Các cuộc tấn công mạng theo hình thức DDoS tưởng nhỏ nhưng lại không hề nhỏ
Bạn có biết, các cuộc tấn công DDoS chiếm ít hơn 6% số cuộc tấn công trên toàn cầu, nhưng chiếm hơn 16% tất cả các cuộc tấn công từ châu Á và 23% trong tất cả các cuộc tấn công từ Australia. Vậy, theo bạn, ngành nào bị hacker tấn công nhiều nhất ?
Tài chính là ngành công nghiệp bị tấn công phổ biến nhất trên toàn cầu, ước tính chiếm khoảng 14% các vụ tấn công. Sau ngành tài chính sẽ là ngành kinh doanh, thương mại điện tử, bán lẻ.
Việc bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức an ninh mạng cho nhân viên đồng thời thực hiện quy trình bảo mật hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ về an ninh mạng, đừng ngại liên hệ với SecurityBox để được giải đáp tận tình nhất!