Mục lục bài viết || Contents of the article

    Bạn muốn bảo vệ mạng nội bộ trước những kẻ lạ mặt muốn đánh cắp dữ liệu hay chiếm quyền điều khiển các tài khoản trực tuyến của bạn. Hãy tham khảo cách dưới đây của SecurityBox nhé.

    Bảo vệ mạng nội bộ với DMZ

    bao mat he thong mang noi bo
    tăng cường bảo vệ cho hệ thống mạng nội bộ bằng dmz

    1. DMZ là gì

    Demilitarized Zone hay còn được viết tắt là DMZ là một vùng nằm giữa Local Area Network và mạng Internet. Đây là nơi chứa những Server và cung cấp những dịch vụ cho những host ở trong mạng LAN cũng như những host khác từ LAN bên ngoài vào. Là bước cuối mà những gói dữ liệu đi qua trước khi truyền ra ngoài Internet. Đây cũng là nơi đầu tiên mà những gói tin đến trước khi được vào mạng LAN.

    Đầu tiên, trước khi bảo vệ mạng nội bộ. Hãy tìm hiểu nó gồm những gì nhé. Hệ thống mạng nội bộ sẽ bao gồm những Server cung cấp những dịch vụ cơ bản (Directory service, DNS, DHCP, File/Print Sharing, Web, Mail, FTP). Trong đó, những Server Web, FTP, Mail thường sẽ phải cung cấp những dịch vụ của chúng cho người dùng bên trong và bên ngoài mạng nội bộ.

    Như vậy, nếu như tin tặc từ mạng bên ngoài nếu kiểm soát được những Pulbic Server như là Web, Mail, FTP thì rất có thể chúng sẽ dựa vào những Server này để thâm nhập sâu hơn vào những máy trạm ở bên trong.

    2. Sử dụng DMZ để bảo mật mạng nội bộ

    SercurtiyBox cho rằng nếu muốn bảo mật hệ thống mạng nội bộ và giảm thiệt hại cho những host trong mạng LAN, thì chúng ta sẽ dùng DMZ. DMZ sẽ có những đường mạng hoặc subnet mạng khác với mạng nội bộ như vậy thì các host từ LAN khác sẽ không thể truty nhập vào trong những trong LAN nhưng chúng vẫn có thể dùng những dịch vụ mà DMZ cung cấp.

    Ở giữa DMZ với mạng ngoài ta có thể đặt một tường lửa. Nó sẽ kiểm soát những kết nối từ mạng ngoài  đến DMZ. Còn mạng nội bộ và DMZ ta có thể đặt thêm 1 tường lửa khác để kiểm soát  những lưu lượng từ DMZ vào mạng nội bộ.

    Trong việc bảo vệ mạng nội bộ, ta có rất nhiều cách thiết kế DMZ, SecurityBox gửi đến bạn 2 phương pháp hay dùng đó là dùng tường lửa đơn và tường lửa kép. Sử dụng tường lửa đơn sẽ có thiết bị nối với network interface card(NIC) để kết nối lần lượt từ DMZ, LAN, và Internet. Còn với cách sử dụng tường lửa kép thì sẽ có 2 thiết bị tường lửa. Mỗi thiết bị sẽ có 2 NIC. Tường lửa số 1 sẽ kết nối với Internet và DMZ, tường lửa thứ 2 sẽ kết nối DMZ và LAN. Phương pháp này khá tốn kém so với phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên so với phương pháp dùng tường lửa đơn thì an toàn hơn nhiều.

    DMZ được tạo ra để bảo mật hệ thống mạng lan với 2 vai trò đó là cung cấp dịch vụ cho host của mạng LAN và những host từ những mạng LAN khác, cũng như đồng thời bảo vệ những host ở trong mạng LAN khỏi việc bị tin tặc tấn công tữ những host thuộc mạng LAN khác.

    Như vậy, SecurityBox đã gửi đến bạn bài viết “Tăng cường bảo mật hệ thống mạng nội bộ với DMZ”. Bên cạnh sử dụng DMZ, SecurityBox có phát triển và hoàn thiện một giải pháp an ninh mạng cho phép doanh nghiệp quản trị được mạng nội bộ của mình.

    Giải pháp quản trị an ninh mạng của SecurityBox

    Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox phát triển và hoàn thiện nhằm giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống webiste hay mạng nội bộ của doanh nghiệp.

    SecurityBox sẽ đóng vai trò là một người giám sát hệ thống mạng nội bộ, hệ thống website của doanh nghiệp 24/7 để đảm bảo trạng thái an toàn cho hệ thống mạng. Thiết bị vẽ ra một bức trang tổng thể về tình trạng an ninh mạng của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp có được cái nhìn trực quan về điểm mạnh, điểm yếu, lỗ hổng và cả các nguy cơ an ninh mạng tồn tại trong mạng lưới đó.

    Với tính năng rà quét lỗ hổng, SecurityBox sẽ tự động rà quét theo lịch được cài đặt từ trước, phát hiện các mối đe dọa nguy hiểm cho doanh nghiệp.

    Đồng thời thiết bị cũng cảnh báo tức thời cho quản trị viên về các nguy cơ, lỗ hổng phát hiện; giúp doanh nghiệp ngay lập tức nắm được tình hình an ninh mạng.

    Bên cạnh đó, SecurityBox đề xuất quy trình xử lý lỗ hổng thông minh để doanh nghiệp có thể tự khắc phục tất cả các lỗ hổng được rà quét và phát hiện bởi SecurityBox.

    Cuối cùng, SecurityBox hỗ trợ quản trị viên xuất báo cáo về tình trạng an ninh mạng, báo cáo hỗ trợ khắc phục lỗ hổng,… theo chuẩn quốc tế.

    Với SecurityBox, hệ thống mạng sẽ được giám sát và đánh giá toàn diện nhằm đảm bảo tối đa năng lực an ninh của doanh nghiệp trước mọi đợt tấn công mạng.

    Giải pháp SecurityBox bao gồm 2 thiết bị: SecurityBox 4Network (cho hệ thống mạng nội bộ) và SecurityBox 4Website (cho hệ thống website). SecurityBox tặng doanh nghiệp gói trải nghiệm giải pháp miễn phí trong vòng 2 tuần.

    Tìm hiểu thêm về giải pháp quản trị an ninh mạng nội bộ SecurityBox 4Network tại đây!

    Quý Doanh nghiệp vui lòng để lại thông tin tại form bên dưới để đăng ký dùng thử.

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...