Có nên học an toàn thông tin hay không là câu hỏi rất dễ hiểu với những bạn chuẩn bị bước vào đại học. Bởi thực tế, phần lớn việc học ngành gì và trường gì phần lớn chịu ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, và những người xung quanh. Một số bạn lựa chọn ngành An toàn thông tin vì thấy rằng đó là xu hướng, hoặc nhu cầu cần thiết của xã hội. Nếu theo học an toàn thông tin, bạn phải có sự kiên trì và đam mê lớn.
An toàn thông tin là gì?
Trước khi theo học ngành gì, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm chuyên ngành đó, kỹ năng, kiến thức, công việc của ngành đó là gì?
Hiểu một cách đơn giản, an toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo mật thông tin, an ninh hệ thống thông tin toàn diện, nhằm chống lại mọi hành động chống phá, tấn công của hệ thống.
Để tìm hiểu tổng quan ngành an toàn thông tin học gì, làm gì, và yêu cầu những kỹ năng, kiến thức gì, bạn đọc tại bài viết này nhé.
Vai trò của An toàn thông tin trong đời sống
Trước bối cảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghiệp 4.0 – nền công nghiệp chủ yếu dựa trên sự kết nối các hệ thống mạng và khả năng điều khiển các đối tượng vật lý với ba nền tảng công nghệ cốt lõi là trí tuệ nhân tạo (AI), thế giới vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Theo như thống kê từ các chuyên gia an ninh mạng trung bình cứ 3 phút là một thiết bị IoT bị hack vì thế đảm bảo an toàn thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng phải ưu tiên hàng đầu.
Với nền công nghệ hiện đại phần lớn các hoạt động giao dịch đều được thực hiện thông qua hệ thống thương mại điện tử, các trao đổi mua bán, các thanh toán tín dụng… đều được số hóa thì các Doanh nghiệp cần phải chiếm được lòng tin của khách hàng, đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng là 1 điều kiện tiên quyết giúp bạn chiếm hữu lòng tin của khách hàng.
Các công nghệ: bảo mật bằng vân tay, bảo mật bằng giọng nói, bảo mật bằng công nghệ FaceID, bảo mật bằng mật khẩu…. hiện đang được các tổ chức tín dụng, các ngân hàng sử dụng để bảo vệ tài khoản cá nhân của khách hàng. Tuy nhiên, các hacker cũng đang lợi dụng những điều này để tấn công cướp tài khoản và yêu cầu tiền chuộc từ người dùng. Một lần nữa vai trò của an toàn thông tin lại được khẳng định khi đóng vai trò quan trọng làm người dùng hoàn toàn yên tâm, tin tưởng.
An toàn thông tin- ngành tiềm năng đầy hấp dẫn và thách thức
Nếu chỉ nói “thích” thôi, thì chưa chắc bạn có thể học lâu dài với ngành an ninh thông tin. Bạn phải có một niềm đam mê cực lớn, sự kiên trì bền bỉ thì hãy nên học ngành này. Bởi
+ Ngành ATTT học rất nhiều bao gồm kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn
+ Bạn cần phải học toán cao cấp, các phép giải thuật
+ Học attt là phải thực hành nhiều, thực tế nhiều
+ Đặc biệt, yêu cầu bạn phải kiên trì trong nhiều trường hợp khai thác và vá lỗ hổng
+ Bạn phải có khả năng chịu áp lực cao, làm việc nhiều giờ trong môi trường máy tính, server…
+ …..
Thách thức là vậy, nhưng ngành ATTT vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn yêu thích bảo mật, an ninh mạng hay an toàn thông tin, tôi khuyên bạn “Có nên học ngành an toàn thông tin”. Bạn sẽ trở thành những chuyên gia, kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực CNTT với mức lương NGÀN ĐÔ. Các doanh nghiệp, và nhà nước luôn luôn cần các bạn để bảo vệ hệ thống mạng, website, dữ liệu.
>> Tìm hiểu thêm Nghề quản trị và bảo mật hệ thống
Nhu cầu nhân lực ngành an toàn thông tin rất lớn
Không nhất thiết học CNTT hay an toàn thông tin là chỉ làm trong các công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực đó. Nhu cầu nhân lực chuyên viên, kỹ sư an toàn thông tin rất đa dạng. Bạn có thể làm trong các ngành như:
+ Ngân hàng
+ Quân đội
+ Truyền thông
+ Y tế
+ Tài chính
+ Bảo hiểm
+ Chứng khoán
+ Giáo dục
+ Hàng không
+ Thương mại điện tử
+ …..
Ở đâu có sử dụng công nghệ, ở đó cần an toàn thông tin. Nếu muốn lương cao và công việc có sự thách thức, tôi khuyên bạn nên làm việc tại các doanh nghiệp (trong các lĩnh vực như tôi kể trên). Và chắc chắn, bạn phải là người giỏi, là người đi đầu trong ngành An toàn thông tin.
Bạn đã sẵn sàng học an toàn thông tin chưa? Nếu bạn bè của bạn chuẩn bị theo học CNTT, hoặc đang phân vân về vấn đề “có nên học an toàn thông tin”, hãy chia sẻ cho họ bài viết này nhé. Xin cảm ơn!