Sáng nay (17-4), Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 – Vietnam Security Summit 2019 chủ đề: “An toàn, an ninh mạng trong hành trình chuyển đổi số” chính thức diễn ra tại khách sạn Melia Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Đỗ Anh Tuấn (Phó Cục trưởng, Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công An) đã có tham luận về chủ đề “Không gian mạng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và an toàn xã hội”.
Theo Đại tá, Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia sử dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới (thống kê năm 2018) kéo theo đó là những nguy cơ mất an toàn thông tin trên mạng xã hội là rất lớn, kẻ xấu có thể lợi dụng mạng xã hội để kích động quần chúng, lan truyền những thông tin sai sự thật gây hậu quả rất lớn đối với xã hội.
Cụ thể, trong năm 2018 Việt Nam đã có 427.436 tài khoản Facebook bị lộ lọt thông tin đứng thứ 9 trên thế giới; 735.000 máy tính bị ảnh hưởng bởi mã độc đào tiền W32.WeakPass; 560.000 máy tính bị lây nhiễm mã độc coinhive. Cục an toàn thông tin cũng phát hiện hơn 5.000 trang tin, cổng thông tin điện tử bị tấn công (5.247 trang web có đuôi .vn và 236 website có đuôi .gov.vn). Xu hướng các dòng mã độc ngày càng đa dạng, tinh vi tấn công chủ đích vào máy chủ đặt tại các cơ quan nhà nước ngày càng gia tăng.
Một vấn đề nổi cộm đó chính là tình trạng đánh bạc, cá độ trên mạng xã hội ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi làm thất thoát hàng trăm triệu USD ra nước ngoài nhất là vào mùa bóng đá lớn như World cup hay Euro. Cục an toàn thông tin đã phát hiện hơn 30 website đánh bạc được mô phỏng dưới hình thức chơi game trực tuyến hướng dẫn chơi các trò chơi tựa game nhưng ẩn sau đó là hành vi đánh bạc hay cá độ ăn tiền. Hành vi này ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức xã hội, đe dọa đến an ninh quốc gia và an toàn xã hội.
Đứng trước những ảnh hưởng của không gian mạng đến đời sống của người dân, an toàn và thịnh vượng của đất nước, Đại tá Đỗ Anh Tuấn cũng chỉ ra những vấn đề thiết thực mà trong thời gian tới Cục An toàn thông tin cũng như các ban ngành đoàn thể cần phối hợp thực hiện:
+ Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an ninh mạng, cụ thể hóa bằng các nghị định, các văn bản pháp luật.
+ Nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ an ninh mạng phổ biến cho người dân toàn xã hội
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT đảm bảo an ninh mạng, tăng cường các biện pháp về bảo mật an ninh thông tin, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhà nước với các Doanh Nghiệp tư nhân, đặc biệt là các Doanh nghiệp đang vận hành và sở hữu các thiết bị về an ninh mạng, các nhà nghiên cứu và sản xuất về các giải pháp bảo mật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo an ninh thông tin.
+ Tăng cường hợp tác về an ninh mạng trên bình diện quốc tế, hướng tới thiết lập một khuôn khổ pháp lý chung, làm cơ sở cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc tế và phòng chống tội phạm mạng.
Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý, an toàn, an ninh không gian mạng là điều kiện cơ bản cũng như là yếu tố sống còn để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia, tạo môi trường an toàn để chính phủ, doanh nghiệp và người dân sử dụng các công nghệ tiên tiến. Do đó Việt Nam sẽ phải tạo ra các sản phẩm và dịch vụ về an toàn, an ninh đồng thời phát triển các doanh nghiệp an ninh mạng đẳng cấp quốc tế.
Phù hợp với chủ đề của sự kiện VIETNAM SECURITY 2019 năm nay, Securitybox mang đến giải pháp trung tâm điều hành an ninh mạng SOC. SecurityBox SOC sẽ cảnh báo ngay nếu thấy sự bất ổn từ tất cả những sự kiện, dấu hiệu an ninh bất thường. Những hành vi có tính chất nguy hiểm sẽ được ngăn chặn và cô lập từ xa ngay trên trung tâm điều hành. Đây là giải pháp do SecurityBox thiết kế, kết hợp làm chủ một số công nghệ lõi, xây dựng quy trình điều hành, cũng như tích hợp những công nghệ hàng đầu thế giới trên cơ sở triển khai dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện. Ngoài ra, khách hàng được hỗ trợ trực tiếp 24/7 từ các kĩ sư an ninh mạng hàng đầu từ SecurityBox.
XEM THÊM: Thông tin về Trung tâm điều hành An ninh mạng SOC