Mục lục bài viết || Contents of the article

    Khi website doanh nghiệp bị hack, hậu quả có thể là những gì? Hậu quả không đơn giản chỉ nằm ở việc khắc phục thiệt hại mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường khác. Hãy cùng SecurityBox tìm hiểu cái giá phải trả khi website bị hack qua bài viết dưới đây.

    1. Các thiệt hại có thể đo lường được

    Đây là các khoản chi phí doanh nghiệp phải chi trả ngay sau khi website bị hack:

    • Chi phí khắc phục, vá lỗ hổng website
    • Chi phí đầu tư vào các thiết bị hoặc giải pháp quản trị an ninh website
    • Chi phí cho các phòng ban giao dịch với khách hàng khi không có website

    Tùy vào mức độ website bị tấn công mà chi phí khắc phục có thể ít nhiều khác nhau. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn đủ khả năng chi trả cho những chi phí này và có thể trở lại hoạt động bình thường sau đó.

    Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi bị hack website. Đó là do doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ những thiệt hại khó đo lường dưới đây.

    2. Các thiệt hại khó đo lường

    2.1. Thiệt hại do dữ liệu bị đánh cắp

    Bảo mật dữ liệu là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu bị đánh cắp? Thông tin khách hàng sẽ bị rao bán khắp nơi; toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị chi phối, đe dọa… Có doanh nghiệp chỉ phải tạm ngừng giao dịch trong một vài ngày nhưng cũng có doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc trong một thời gian dài.

    hack-website-2

    2.2. Thiệt hại do khách hàng mất niềm tin vào doanh nghiệp

    Một khi thông tin website bị hack lộ ra ngoài, khách hàng sẽ cảm thấy bất an và khó có thể tin tưởng vào doanh nghiệp. Họ lo lắng về việc thông tin cá nhân của mình xuất hiện tràn lan trên mạng. Những giao dịch không còn được đảm bảo. Quan trọng hơn: tình hình website sau này có thực sự an toàn hay không?

    Sau khi bị tấn công website, nhiều doanh nghiệp sụt giảm doanh số đáng kể do lượng khách hàng hiện tại không muốn tiếp tục hợp tác.

    Việc website bị hack chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng hiện tại. Bên cạnh đó còn tác động đến hành vi, quyết định của khách hàng tiềm năng. Liệu họ có đủ tin tưởng để cộng tác với một doanh nghiệp không đủ khả năng để bảo vệ website của mình? Thông thường, doanh nghiệp sẽ khó có khách hàng mới sau khoảng thời gian website bị hack, dẫn đến kết quả kinh doanh không như mong muốn.

    2.3. Thiệt hại do nhân sự mất thời gian, công sức để khắc phục lỗi

    Khi website bị hack, mọi kế hoạch sẽ bị trì hoãn và chậm tiến độ. Thay vì thực thi và áp dụng những chiến lược kinh doanh mới, nhân viên lại phải xoay sở, dành thời gian và công sức để cứu vãn tình thế hiện tại. Tinh thần của cả doanh nghiệp cũng đi xuống theo khi tình thế trở nên rối ren và phức tạp.

    2.4. Thiệt hại về doanh thu do website ngừng hoạt động

    Hãy thử nhẩm tính, doanh nghiệp bạn sẽ mất đi bao nhiêu khách hàng tiềm năng khi website ngưng hoạt động trong vòng một ngày? Giao dịch của những khách hàng tiềm năng này chuyển đổi ra doanh thu là bao nhiêu? Con số thiệt hại có thể khiến bạn mất bình tĩnh! Hãy nhớ, đó mới chỉ là tổn thất ước tính trong một ngày! Trên thực tế, ít doanh nghiệp có thể xử lý sự cố trong một ngày mà họ thường mất tới hai ngày, ba ngày hoặc nhiều hơn thế nữa!

    Đặc biệt, với các doanh nghiệp thương mại điện tử hay các doanh nghiệp sử dụng website làm phương thức kết nối chính với khách hàng. Việc website không hoạt động dù chỉ trong một giờ cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đóng băng. Không giao dịch, không khách hàng, không doanh thu… là những ám ảnh khủng khiếp, gây xáo trộn tình hình doanh nghiệp.

    Trong suốt khoảng thời gian website tạm ngưng, đối thủ của bạn là những người được hưởng lợi. Họ sẽ dễ dàng có được những khách hàng đáng lẽ là của doanh nghiệp bạn. Khi thấy website của doanh nghiệp bị Google cảnh báo nhiễm mã độc, khách hàng có xu hướng rời đi. Họ ít khi chờ đợi và sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp khác cùng cung cấp dịch vụ tương tự. Doanh nghiệp có thể mất khoảng khoảng hai tuần chờ đợi để Google gỡ cảnh báo trên website của mình.

    3. Giải pháp để ngăn chặn tin tặc tấn công tin website

    Có thể thấy, tổn thất do website bị hack là vô cùng lớn và khó có thể đo lường được. Các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp ngăn chặn dưới đây để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng:

    – Luôn cập nhật website phiên bản mới nhất để tránh các lỗ hổng bảo mật.

    – Sử dụng giao thức HTTPS để tăng tính bảo mật cho website.

    – Đặt mật khẩu an toàn, khó đoán

    – Phân quyền truy cập chặt chẽ.

    – Sử dụng giải pháp quản trị an ninh website phù hợp.

    Xem thêm: Hướng dẫn từng bước bảo mật dữ liệu trong doanh nghiệp

    SecurityBox 4Website là thiết bị cung cấp giải pháp bảo mật toàn diện cho website của doanh nghiệp. Với tính năng tự động rà quét lỗ hổng bảo mật, thiết bị phát hiện kịp thời các nguy cơ an ninh mạng. Đồng thời gửi cảnh báo và hướng dẫn tới quản trị viên để có thể tự khắc phục. Trong trường hợp website đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp, thiết bị SecurityBox 4Website là một giải pháp đáng để cân nhắc.

    Với SecurityBox 4website, hệ thống website của công ty bạn sẽ được tự động rà quét các lỗ hổng, giám sát an ninh và bảo vệ 24/7 khỏi nguy cơ bị xâm nhập trái phép thông qua các lỗ hổng nói trên.
    Tìm hiểu thêm về sản phẩm SecurityBox 4Website tại đây!

    Thông tin về giải pháp an ninh mạng SecurityBox

    Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm SecurityBox 4Website tại:

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...