Hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công mạng. Một số doanh nghiệp đã bị tấn công, số còn lại chưa. Nếu bị tấn công thì hậu quả là khó có thể đo đếm được. Vậy cùng xem các doanh nghiệp Việt đang đối phó với tấn công mạng thế nào và cần cải thiện những gì nhé!
1. Thực trạng an ninh mạng Việt Nam tháng 7/2020
Tháng 7/2020 vừa qua, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 521 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, có 232 vụ tấn công phishing, 168 vụ tấn công deface và 121 vụ tấn công malware. Tổng số vụ giảm 0,19% so với tháng 6/2020 và giảm 38,78% so với cùng kỳ tháng 7/2019.
Trong tháng 7/2020, có 2.014.512 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng nguy hiểm cho máy tính), giảm 4,84% so với tháng 6/2020 và tăng 66,48% so với cùng kỳ tháng 7 năm 2019.
Mặc dù có dấu hiệu giảm nhưng những con số trên vẫn phản ánh thực trạng báo động về an ninh mạng tại các doanh nghiệp hiện nay. Lý do nào giải thích cho thực trạng này? Trong phần 2, SecurityBox sẽ phân tích cụ thể.
2. Doanh nghiệp Việt đang đầu tư “nửa vời” cho an ninh mạng
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn chủ quan bởi suy nghĩ: “Doanh nghiệp mình không có nhiều tài nguyên và nguồn tài chính không mạnh nên không thể trở thành mục tiêu của tấn công mạng”. Chính vì tư tưởng này mà hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng vào việc đầu tư bảo vệ hệ thống của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.1. Về các biện pháp bảo vệ an ninh mạng
Với nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc bảo vệ an ninh mạng chỉ dừng ở việc sử dụng các phần mềm diệt virus và tường lửa. Trên thực tế, các biện pháp này không thực sự hiệu quả bởi các kỹ thuật tấn công mà tin tặc sử dụng ngày càng trở nên tinh vi và nguy hiểm. Trong khi đó, hệ thống mạng của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều được xây dựng khá chủ quan mà không tuân theo một tiêu chuẩn nào. Khi hạ tầng mạng không vững chắc; bức tường bảo vệ không kiên cố thì việc tin tặc xâm nhập dễ như trở bàn tay.
2.2. Về hoạt động đào tạo nhận thức an ninh mạng cho nhân viên
Một số doanh nghiệp quan tâm đến bảo mật thông tin đã tổ chức các buổi đào tạo nhận thức an ninh mạng cho toàn bộ nhân viên. Tuy nhiên, vì chính bản thân họ không phải chuyên gia trong lĩnh vực này nên thường gặp các vấn đề như: đào tạo chưa sát thực tế, kiến thức không phù hợp với hiểu biết của nhân viên… Đó là nguyên nhân khiến công tác đào tạo không hiệu quả. Rất nhiều vụ tấn công mạng là do sơ suất của nhân viên mặc dù họ đã được phổ biến về các quy định bảo mật dữ liệu.
2.3. Về nhân sự an ninh mạng của doanh nghiệp
Ở nhiều doanh nghiệp hiện nay, nhân sự phòng IT sẽ kiêm luôn vai trò của nhân sự chuyên về an ninh mạng. Xét về tổng quan, hai vị trí này tương tự nhau. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào bản chất, doanh nghiệp sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng. Quá trình thiết kế, xây dựng và bảo vệ hệ thống mạng không hề đơn giản. Việc này không chỉ đòi hỏi thời gian, công sức mà còn cả chuyên môn sâu rộng của một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Hãy thử đặt tình huống, khi phát hiện mối đe dọa đang rình rập; nhân viên IT sẽ làm gì và đối phó với tấn công mạng ra sao? Nếu nhân viên IT đó không thể đưa ra câu trả lời; đã đến lúc doanh nghiệp cần thêm sự hỗ trợ từ một chuyên gia an ninh mạng giàu kinh nghiệm.
3. Doanh nghiệp cần làm gì để đối phó với tấn công mạng hiệu quả?
Nếu thực hiện tốt các biện pháp dưới đây, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đối phó trước các cuộc tấn công mạng từ tin tặc:
3.1. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá hệ thống mạng
Kiểm tra và đánh giá hệ thống mạng sẽ giúp doanh nghiệp sớm phát hiện những lỗ hổng bảo mật đang tồn tại trên hệ thống. Từ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra các phương án khắc phục và xử lý phù hợp.
3.2. Giữ bản sao dữ liệu quan trọng
Với các dữ liệu được đánh giá là quan trọng, việc giữ bản sao là vô cùng cần thiết. Đây là biện pháp bảo vệ tối ưu nhất để tránh rủi ro mất dữ liệu trong mọi tình huống. Doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức phổ biến nhất hiện nay là lưu trữ trên điện toán đám mây.
3.3. Phân quyền truy cập vào dữ liệu theo vai trò của nhân viên
Doanh nghiệp chỉ nên chia sẻ quyền truy cập của nhân viên vào dữ liệu khi cần thiết; tránh việc cho phép nhân viên truy cập tự do làm tăng khả năng bị tấn công mạng. Doanh nghiệp cũng nên thiết lập kho dữ liệu của từng phòng ban để tạo tính riêng tư; hạn chế tình trạng rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài.
3.4. Yêu cầu báo cáo ngay khi gặp sự cố
Việc nắm được thông tin ngay khi có sự cố an ninh mạng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và xử lý tức thời mọi vấn đề. Doanh nghiệp nên xây dựng quy trình báo cáo sự cố để chủ động ngăn chặn các cuộc tấn công; tránh trường hợp mã độc hay virus lây lan ra toàn hệ thống.
3.5. Đào tạo nhân viên về văn hóa an ninh mạng
Doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo cho toàn bộ nhân viên về các nguyên tắc bảo mật. Họ cần biết cách phân biệt email thật và email lừa đảo, cách nhận biết các đường link tiềm ẩn mã độc, rủi ro và bước đầu xử lý khi gặp sự cố…. Khi xây dựng nội dung đào tạo; doanh nghiệp cần lưu ý; nội dung phải phù hợp với nhận thức và vai trò của từng phòng ban; tránh trường hợp kiến thức xa vời thực tế.
3.6. Bổ sung nhân sự chuyên về an ninh mạng
Khi doanh nghiệp có chuyên gia về an ninh mạng, các nguy cơ liên quan đến bảo mật sẽ được xử lý triệt để và bài bản hơn. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ đề xuất các biện pháp đối phó với tấn công mạng phù hợp để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra với doanh nghiệp.
4. Giải pháp quản trị an ninh mạng của SecurityBox
Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox phát triển và hoàn thiện nhằm giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống webiste hay mạng nội bộ của doanh nghiệp.
SecurityBox sẽ đóng vai trò là một người giám sát hệ thống mạng nội bộ, hệ thống website của doanh nghiệp. Giải pháp giúp đảm bảo trạng thái an toàn 24/7 cho hệ thống mạng. Thiết bị vẽ ra một bức trang tổng thể về tình trạng an ninh mạng của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp có được cái nhìn trực quan về điểm mạnh, điểm yếu, lỗ hổng và cả các nguy cơ an ninh mạng tồn tại trong mạng lưới đó. Ngoài ra thiết bị còn đưa ra các giải pháp giúp khắc phục các lỗ hổng hiện có. Cuối cùng là chức năng suất báo cáo định kỳ về tình trạng an ninh mạng trong doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm về Giải pháp quản trị an ninh mạng của SecurityBox!
Tham gia group Cộng đồng an ninh mạng SecurityBox để tìm hiểu thêm về an ninh mạng. Đồng thời được mời tham dự các buổi webinar được tổ chức bởi SecurityBox.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về an ninh mạng, vui lòng liên hệ qua mail [email protected]. Hoặc có thể điền trực tiếp vào form dưới, SecurityBox sẽ liên hệ với bạn!