Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với câu hỏi: bảo mật doanh nghiệp như thế nào khi chi phí đầu tư cho an ninh mạng khá tốn kém? Dưới đây là 10 cách bảo mật được đánh giá là hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy cùng SecurityBox tìm hiểu!
1. Bảo mật cho doanh nghiệp bằng tường lửa
Tường lửa là một trong những biện pháp bảo mật cơ bản mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên sử dụng. Tường lửa hoạt động như một bức rào chắn giữa mạng nội bộ với một mạng khác (ví dụ Internet) và điều khiển lưu lượng ra vào giữa hai mạng này. Khi phát hiện lưu lượng truy cập nguy hiểm; tường lửa sẽ chặn truy cập để chúng không thể phá hoại hệ thống của doanh nghiệp.
2. Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Dữ liệu của doanh nghiệp có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào bởi tin tặc đang ngày càng nâng cao kỹ thuật tấn công mạng. Vì vậy, để tránh mọi rủi ro, doanh nghiệp nên thường xuyên sao lưu dữ liệu, đặc biệt là các dữ liệu quan trọng như: thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh hay tài sản trí tuệ. Doanh nghiệp cũng nên sao lưu trên điện toán đám mây thay vì các thiết bị khác để tránh mất khi xảy ra lũ lụt, hỏa hoạn…
3. Xây dựng chính sách bảo mật cho doanh nghiệp
Việc xây dựng chính sách an ninh mạng nội bộ là vô cùng cần thiết để nâng cao tính bảo mật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, doanh nghiệp nên yêu cầu nhân viên nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo mật dưới đây:
- Quy định về lưu trữ và chia sẻ tài liệu của công ty
- Quy định về việc sử dụng các thiết bị mạng
- Quy trình báo cáo và xử lý khi gặp sự cố mạng
4. Đào tạo nâng cao nhận thức an ninh mạng cho nhân viên
Nguyên nhân gây ra tấn công mạng không chỉ đến từ các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống mà còn từ lỗi của người dùng. Các lỗi thường gặp có thể kể đến như: nhầm website chính thức với website giả mạo, tải tập tin chứa mã độc, đặt mật khẩu quá dễ đoán… Lý do người dùng mắc phải những lỗi cơ bản này là vì nhận thức trong lĩnh vực an ninh mạng của họ chưa tốt.
Để tránh việc phát sinh rủi ro mạng do người dùng; doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo kiến thức an ninh mạng cho toàn bộ nhân viên. Nội dung đào tạo phải được xây dựng phù hợp với vai trò và định hướng của từng phòng ban; tránh việc thông tin quá nặng và xa rời thực tế.
5. Cảnh giác với các phần mềm miễn phí
Tại sao phải cảnh giác với các phần mềm miễn phí? Bởi các phần mềm đó có thể chứa mã độc nhằm xâm nhập máy tính và đánh cắp dữ liệu của người dùng. Hãy chọn phần mềm được đánh giá tốt và cân nhắc các phần mềm chưa được kiểm chứng, xác nhận.
6. Chia nhỏ mạng nội bộ để dễ dàng quản lý
Chia nhỏ mạng nội bộ để là cách đơn giản để bảo vệ an ninh cho doanh nghiệp của bạn. Hãy chia mạng của doanh nghiệp thành nhiều vùng và lên kế hoạch bảo vệ cho từng vùng. Doanh nghiệp có thể chia mạng theo phòng ban để tiện cho việc kiểm soát.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chắc chắn khách hàng không thể truy cập vào mạng nội bộ của mình. Bởi doanh nghiệp cần sử dụng một mạng riêng để tạo không gian an toàn cho dữ liệu và mọi hoạt động vận hành khác.
7. Mã hóa thông tin của khách hàng
Uy tín là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp làm lộ thông tin khách hàng thì uy tín sẽ bị phá hủy ngay trong chớp mắt! Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo thông tin khách hàng luôn ở trạng thái an toàn nhất. Hãy mã hóa mọi thông tin để bất cứ vi phạm dữ liệu nào cũng không thể làm lộ toàn bộ cơ sở dữ liệu của khách hàng.
8. Bảo mật cho doanh nghiệp bằng việc xác thực hai yếu tố
Hầu hết các tài khoản trực tuyến đều sử dụng xác thực mật khẩu. Tuy nhiên, mật khẩu rất dễ bị tấn công; đặc biệt là với cách đặt mật khẩu dễ đoán của nhiều người hiện nay. Vì vậy; sử dụng xác thực hai yếu tố là rất cần thiết để tăng cường tính bảo mật cho tài khoản.
9. Nâng cao tính bảo mật cho email của nhân viên
Email là một trong những con đường phổ biến nhất để tin tặc xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp. Tin tặc thường giả mạo danh tính của các đơn vị uy tín, đưa ra lời kêu gọi nhằm thúc đẩy người dùng tải tệp tin chứa mã độc hay để lại thông tin tại website lừa đảo. Một số trường hợp khác, tin tặc sẽ hack luôn mật khẩu để lấy cắp các thông tin quan trọng trong email.
Để ngăn chặn mọi nguy cơ tấn công mạng, bên cạnh việc đào tạo nhận thức cho nhân viên; doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp khác như: mã hóa tài liệu khi giao dịch trên mail; xác thực hai lớp cho tài khoản…
10. Sử dụng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng
Sử dụng các biện pháp bảo mật nêu trên không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn miễn nhiễm với các nguy cơ tấn công mạng. Doanh nghiệp cần một giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng để cảnh báo các lỗ hổng bảo mật trước khi tin tặc phát hiện ra và lợi dụng chúng.
SecurityBox là giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp. Với tính năng tự động rà quét lỗ hổng; SecurityBox giúp phát hiện và cảnh báo kịp thời các nguy cơ an ninh mạng. Bên cạnh đó, SecurityBox đề xuất các giải pháp khắc phục đơn giản, hiệu quả để doanh nghiệp có thể tự xử lý vấn đề của mình.
Tìm hiểu thêm về Giải pháp quản trị an ninh mạng của SecurityBox!
Tham gia group Cộng đồng an ninh mạng SecurityBox để tìm hiểu thêm về an ninh mạng. Đồng thời được mời tham dự các buổi webinar được tổ chức bởi SecurityBox.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về an ninh mạng, vui lòng liên hệ qua mail [email protected]. Hoặc có thể điền trực tiếp vào form dưới, SecurityBox sẽ liên hệ với bạn!