Mục lục bài viết || Contents of the article

    1. Thực trạng tin tặc tấn công mạng hiện nay 

    Tình hình an ninh mạng tại Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng trở nên phức tạp. Số vụ tấn công biến động liên tục và khó lường. Các kỹ thuật tấn công mới mà tin tặc và sử dụng khiến doanh nghiệp trở tay không kịp. Hậu quả mà chúng để lại vô cùng nặng nề. 

    tin-tac-tan-cong-mang-1

    Bên cạnh đó, tin tặc cũng mở rộng phạm vi tấn công. Tin tặc không chỉ đe dọa các doanh nghiệp lớn mà còn nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế, có đến hơn 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu của tấn công mạng. Con số này khiến nhiều chủ doanh nghiệp ngỡ ngàng bởi họ nghĩ rằng: “Với kho dữ liệu khiêm tốn và nguồn vốn ít ỏi, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn không có gì để tin tặc nhòm ngó”.

    2. Vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ trở thành mục tiêu khi tin tặc tấn công mạng?

    Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp nhỏ luôn bị tin tặc nhăm nhe đe dọa. Tuy nhiên, theo một số khảo sát về tình hình an ninh mạng, 3 lý do dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tấn công ở các doanh nghiệp này. 

    2.1. Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ rất đáng giá

    Trong giai đoạn hình thành và bắt đầu phát triển, doanh nghiệp rất chú trọng vào việc xây dựng sản phẩm của mình. Bởi sản phẩm phải được đầu tư kỹ càng thì mới có thể bứt phá trên thị trường. Lợi dụng điểm này, tin tặc nhòm ngó các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm cắp tài sản trí tuệ. Sau khi đánh cắp thành công, tin tặc có thể phát tán khắp nơi trên internet hoặc rao bán cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó để kiếm lời. Dù là hình thức nào, doanh nghiệp cũng phải chịu tổn thất nặng nề trên mọi phương diện.  

    tin-tac-tan-cong-mang-2

    Có thể thấy, tài sản trí tuệ như nền móng để doanh nghiệp phát triển. Khi nền móng không vững chắc thì khó có thể nghĩ đến chuyện tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao ý thức để phòng tránh mọi rủi ro có thể xảy ra. 

    2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ không đầu tư nhiều vào hoạt động bảo mật an ninh mạng  

    Chính vì suy nghĩ: tin tặc chỉ tấn công vào các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên chủ quan trong việc bảo vệ hệ thống mạng của mình.

    Các biện pháp thường được sử dụng là phần mềm diệt virus và tường lửa. Tuy nhiên, chúng chưa thực sự hiệu quả để có thể ngăn chặn tin tặc tấn công. Chúng chỉ có thể phát hiện ra khi mã độc đã xâm nhập thành công vào hệ thống. Và với tốc độ lây lan cực nhanh, doanh nghiệp sẽ không đủ thời gian để xử lý sự cố. Kết quả là, tin tặc sẽ nhanh chóng chiếm quyền điều khiển hoàn toàn. 

    2.3. Làm bệ phóng cho các chiến dịch tấn công vào các doanh nghiệp lớn hơn 

    Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Xâm nhập được vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng nghĩa với việc tin tặc có cơ hội tiếp cận vào các doanh nghiệp lớn. Điều này giải thích lý do tại sao nhiều tin tặc thích tấn công vào các doanh nghiệp nhỏ. Đây chính là bệ phóng để tin tặc thực hiện các chiến dịch tấn công dài hạn vào các doanh nghiệp lớn hơn sau này. 

    3. Giải pháp ngăn chặn tin tặc tấn công mạng cho các doanh nghiệp 

    Các doanh nghiệp nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để hạn chế tối ra rủi ro tấn công mạng có thể xảy ra:

    3.1. Nâng cao nhận thức an ninh mạng cho toàn bộ nhân viên

    Mọi nhân viên trong doanh nghiệp, dù ở bộ phận nào cũng cần có hiểu biết cơ bản về an ninh mạng. Họ phải nhận biết email lừa đảo hay các tập tin cần cảnh giác… Để tránh bị vi phạm dữ liệu, doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo nhằm phổ biến kiến thức về bảo mật cho toàn bộ nhân viên. 

    3.2. Sao lưu dữ liệu của doanh nghiệp

    Đây là hoạt động vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể bảo vệ dữ liệu của mình. Bởi không ai có thể chắc chắn về sự an toàn của dữ liệu khi tin tặc đang là mối đe dọa lớn nhất hiện nay. Trong trường hợp không may mắn bị tấn công, ít nhất doanh nghiệp có thể khôi phục lại những thông tin quan trọng trong phần sao lưu này.  

    3.3. Phân quyền truy cập vào dữ liệu theo vai trò của từng nhân viên

    Nếu để mọi nhân viên có thể tự do truy cập vào toàn bộ dữ liệu, rủi ro xảy ra tấn công sẽ cao hơn. Doanh nghiệp cần phân quyền truy cập theo vai trò của mỗi nhân viên để tăng độ bảo mật cho dữ liệu. 

    3.4. Xây dựng quy trình báo cáo sự cố tin tặc tấn công mạng

    Quy trình báo cáo sự cố sẽ giúp nhân viên biết cách xử lý ban đầu khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ. Việc này giúp doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục triệt để các mối nguy hại, tránh tình trạng mã độc lây lan và tấn công vào toàn bộ hạ tầng mạng. 

    3.5. Sử dụng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng toàn diện

    Kiểm tra, rà quét lỗ hổng thiết bị, hệ thống bằng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox: SecurityBox 4Network & SecurityBox 4Website

    Có thể thấy, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là miếng mồi mà tin tặc nhắm tới. Vì vậy, việc triển khai các hoạt động bảo mật thường xuyên là vô cùng cần thiết. Nếu bảo mật tốt, doanh nghiệp sẽ duy trì được niềm tin với khách hàng. Điều này tác động đến việc gia tăng lợi nhuận trong tương lai. 

    Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc gì về bảo mật, hãy liên hệ ngay Security Box theo hotline: 0927 118 899 hoặc email: [email protected] để được giải đáp tận tình nhất!

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...