Mục lục bài viết || Contents of the article

    Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được sự nguy hiểm khi tin tặc lợi dụng xâm nhập.  Tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp biết rõ mức thiệt hại do tấn công mạng gây ra. Trong bài viết này, SecurityBox sẽ chỉ ra những tổn thất cụ thể này. 

    1. Thiệt hại về dữ liệu 

    Dữ liệu là mục tiêu hàng đầu của tin tặc khi thực hiện các cuộc tấn công vào doanh nghiệp. Dữ liệu của doanh nghiệp không chỉ có thông tin khách hàng mà còn gồm bí mật kinh doanh và tài sản trí tuệ. Một khi tin tặc đã xâm nhập được vào hệ thống, chúng sẽ đánh cắp toàn bộ kho dữ liệu này. 

    thiet-hai-do-tan-cong-mang-1

    Hậu quả sẽ ra sao khi bí mật kinh doanh – tài nguyên quan trọng nhất của doanh nghiệp bị lộ ra ngoài? Khách hàng sẽ phản ứng như thế nào khi biết thông tin cá nhân của mình nằm trong tay tin tặc? Tin tặc sẽ làm gì với những dữ liệu chúng đã lấy được? Tống tiền doanh nghiệp, phơi bày trên mạng xã hội hay rao bán cho các chợ đen? Dù tin tặc quyết định hành động như thế nào thì thiệt hại mà doanh nghiệp phải chịu là vô cùng lớn. 

    2. Thiệt hại về tài chính 

    Rất khó để đo lường mức thiệt hại tài chính của doanh nghiệp sau một cuộc tấn công mạng. Bởi ngoài những chi phí xử lý lỗ hổng ban đầu, doanh nghiệp còn bị mất đi những khoản lợi nhuận hứa hẹn trong tương lai. 

    Cụ thể, sau tấn công mạng, chắc chắn doanh nghiệp sẽ mất một lượng khách hàng đáng kể. Làm sao có thể đặt niềm tin vào một doanh nghiệp không thể đảm bảo an toàn cho chính mình? Hướng giải quyết của doanh nghiệp trước tình huống này ra sao? Liệu phương án doanh nghiệp đưa ra có thỏa mãn tin tặc để chúng trả lại thông tin của khách hàng hay không?… Đó chỉ là một vài trong hàng trăm câu hỏi của khách hàng khi bị tin tặc đe dọa. 

    thiet-hai-do-tan-cong-mang-2

    Tương tự vậy, các khách hàng mới đang có dự định giao dịch hoặc đầu tư vào doanh nghiệp đó cũng sẽ không ngại mà đáp trả một cái lắc đầu từ chối. Khi nhìn thấy những rủi ro ngay trước mắt, không ai có đủ can đảm để bước chân vào. Đó là tâm lý chung của bất cứ khách hàng nào. Doanh nghiệp bạn phải là người ngăn chặn những bất trắc có thể xảy ra. 

    Mức thiệt hại tài chính càng nặng nề hơn với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như ngân hàng, sản xuất, thương mại điện tử… Khi bị tấn công, mọi giao dịch sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Website không thể truy cập được, giao dịch mua bán tụt dốc không phanh, phí duy trì kho bãi vẫn phải trả trong khi không sử dụng… Đặc biệt, thời gian tạm dừng càng lâu, chi phí tổn thất càng lớn. Các doanh nghiệp thường mất một đến ba ngày để khắc phục và đưa hệ thống trở lại bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp mất đến vài tuần hay vài tháng để doanh nghiệp có thể ổn định. 

    3. Thiệt hại do tấn công mạng về uy tín thương hiệu

    thiet-hai-do-tan-cong-mang-3

    Uy tín thương hiệu là điều quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào. Uy tín giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy hành vi giao dịch của khách hàng. Khi bị tấn công mạng, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị sụp đổ ngay trong chốc lát. Mọi nỗ lực xây dựng uy tín dường như trở nên vô nghĩa sau biến cố này. Khách hàng sẽ chỉ nhớ đến doanh nghiệp bạn với ba chữ “tấn công mạng”. Hậu quả, doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn khi đi đàm phán hay thực hiện giao dịch với khách hàng. 

    4. Giải pháp để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại do tấn công mạng

    Để tránh rủi ro phải chịu thiệt hại do tấn công mạng gây ra, doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp dưới đây để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng:

    – Luôn cập nhật phần mềm, website phiên bản mới nhất để tránh các lỗ hổng bảo mật

    – Tổ chức các buổi đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết về an ninh mạng cho nhân viên 

    – Thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng

    – Phân quyền truy cập dữ liệu theo vai trò của từng nhân viên 

    – Sử dụng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng phù hợp 

    SecurityBox là giải pháp bảo mật toàn diện cho hệ thống mạng của doanh nghiệp. Với tính năng tự động rà quét, SecurityBox phát hiện và cảnh báo kịp thời các nguy cơ an ninh. Bên cạnh đó, SecurityBox đề xuất các giải pháp khắc phục đơn giản để doanh nghiệp có thể tự xử lý và hạn chế thiệt hại do tấn công mạng.

    Tìm hiểu thêm về sản phẩm SecurityBox 4Website.

    Tìm hiểu thêm về sản phẩm SecurityBox 4Network.

    Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc gì về bảo mật, hãy liên hệ ngay Security Box theo hotline: 092 711 8899 hoặc email: [email protected] để được giải đáp tận tình nhất!

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...