Các cuộc tấn công mạng đang được diễn ra từng giờ, từng ngày. Số vụ tấn công gia tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Mỗi năm lại có những phương thức, xu hướng và kỹ thuật tấn công mạng mới. Dưới đây là TOP 6 kiểu tấn công mạng phổ biến năm 2020.
1. Tấn công bằng phần mềm độc hại (Malware Attack)
Một trong những hình thức tấn công mạng điển hình nhất những năm gần đây là hình thức tấn công bằng phần mềm độc hại (malware). Các phần mềm độc hại này bao gồm: ransomeware (mã độc tống tiền), spyware (phần mềm gián điệp), virus và worm (phần mềm độc hại có khả năng lây lan với tốc độ chóng mặt). Các tin tặc thường lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để cài đặt malware nhằm xâm nhập và tấn công hệ thống.
Một số hậu quả do malware gây ra:
- Chặn người dùng truy cập vào các file hoặc folder nhất định
- Theo dõi hành động của người dùng và đánh cắp dữ liệu
- Làm hỏng phần cứng và làm ngưng trệ hoạt động
2. Tấn công giả mạo (Phishing Attack)
Phishing Attack là hình thức tấn công trong đó tin tặc giả mạo thành một tổ chức hoặc cá nhân uy tín để lấy lòng tin của người dùng, sau đó đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng…
Các cuộc tấn công giả mạo thường được thực hiện qua email. Cụ thể, bạn sẽ nhận được một email giả mạo tổ chức/ cá nhân đáng tin cậy với thông điệp vô cùng khẩn thiết, yêu cầu bạn phải click vào đường link nếu không muốn gánh hậu quả. Nếu click vào liên kết, bạn sẽ được chuyển đến một website giả mạo và được yêu cầu đăng nhập. Khi đó, tin tặc đã có được thông tin đăng nhập của bạn và sử dụng nó để lấy cắp các dữ liệu quan trọng khác như tài khoản ngân hàng, tài khoản tín dụng… Lúc này, thông tin của bạn đã trôi nổi trên thị trường chợ đen.
Mục đích của tấn công Phishing thường là đánh cắp dữ liệu nhạy cảm như thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu, đôi khi phishing là một hình thức để lừa người dùng cài đặt malware vào thiết bị (khi đó, phishing là một công đoạn trong cuộc tấn công malware).
3. Tấn công trung gian (Man in the middle attack)
Tấn công trung gian là hình thức tin tặc xen vào giữa phiên giao dịch hay giao tiếp giữa hai đối tượng. Khi đã xâm nhập thành công, chúng sẽ theo dõi được mọi hành vi và có thể đánh cắp mọi dữ liệu trong phiên giao dịch đó.
Tấn công trung gian dễ xảy ra khi nạn nhân truy cập vào một mạng wifi không an toàn. Khi đó, tin tặc có thể xâm nhập vào thiết bị của nạn nhân và kiểm soát mọi hành vi, thông tin trong giao dịch đó.
4. Tấn công từ chối dịch vụ (DoS & DDoS)
DoS (Denial of Service) là hình thức tấn công mà tin tặc đánh sập một hệ thống hoặc máy chủ tạm thời bằng cách tạo ra một lượng traffic khổng lồ ở cùng một thời điểm khiến cho hệ thống bị quá tải. Khi đó, người dùng không thể truy cập vào mạng trong thời gian tin tặc tấn công.
DDoS (Distributed Denial of Service) là hình thức biến thể của DoS. Theo đó, tin tặc sử dụng một mạng lưới các máy tính để tấn công. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ chính các máy tính thuộc mạng lưới máy tính trên cũng không biết bản thân đang bị lợi dụng làm công cụ tấn công.
Hình thức tấn công Ddos chủ yếu nhắm vào các mục tiêu như: website, máy chủ trò chơi, máy chủ DNS… làm chậm, gián đoạn hoặc đánh sập hệ thống. Theo dự đoán của các cơ quan bảo mật, tần suất và phương thức tấn công Ddos sẽ ngày càng tăng lên, người dùng nên đặc biệt cẩn trọng.
5. Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL Injection)
SQL Injection là hình thức tấn công trong đó tin tặc chèn một đoạn mã độc hại vào server sử dụng ngôn ngữ SQL để đánh cắp những dữ liệu quan trọng.
Hậu quả lớn nhất của SQL Injection là làm lộ dữ liệu trong database. Lộ dữ liệu khách hàng là điều đặc biệt tối kỵ bởi điều này ảnh hưởng nặng nề đến mức độ uy tín của doanh nghiệp. Khi khách hàng mất niềm tin vào doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ chuyển qua sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác, dẫn đến tình trạng doanh số giảm sút, thậm chí phá sản.
6. Khai thác lỗ hổng Zero Day (Zero Day Attack)
Lỗ hổng Zero-day là các lỗ hổng bảo mật chưa được các nhà phát triển phần mềm biết tới, vì vậy chưa có bản vá chính thức cho các lỗ hổng này. Nói cách khác, cuộc tấn công khai thác lỗ hổng Zero Day xảy ra một cách bất ngờ mà các nhà phát triển phần mềm không thể dự liệu trước. Do đó, hậu quả của việc tấn công vào các lỗ hổng này thường gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề cho nạn nhân.
Giải pháp hạn chế nguy cơ bị tấn công mạng
Theo SecurityBox, để ngăn ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ bị tấn công mạng, doanh nghiệp nên tự trang bị những kiến thức cơ bản về bảo mật và an ninh mạng, cụ thể:
- Phòng ngừa các nguy cơ tấn công bằng cách bảo vệ tài liệu, cập nhật các bản vá lỗi cho hệ điều hành, ứng dụng…
- Tắt các dịch vụ không cần thiết, hạn chế click vào những đường link lạ
- Mã hóa thông tin mật
- Bảo mật thông tin cá nhân, doanh nghiệp
- Đào tạo cho nhân viên về tầm quan trọng của an ninh mạng và cách xử lý cơ bản khi gặp sự cố.
- Kiểm tra, rà quét lỗ hổng thiết bị, hệ thống bằng công cụ hoặc bằng thiết bị quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox 4Website và SecurityBox 4Network
Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu hơn về 6 hình thức tấn công mạng phổ biến để có những biện pháp ngăn chặn và phòng tránh phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề an ninh mạng, hãy để lại thông tin ở form bên dưới để được Security Box tư vấn miễn phí.