Mục lục bài viết || Contents of the article

    Để phòng chống tấn công mạng hiệu quả; trước tiên doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bản chất của mỗi hình thức tấn công. Khi đã biết tin tặc xâm nhập vào hệ thống bằng cách nào; kỹ thuật tấn công ra sao thì doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra biện pháp xử lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 6 hình thức tấn công mạng phổ biến và cách phòng chống hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu!

    1. Tấn công phát tán malware (phần mềm độc hại)

    Tấn công phát tán malware là một trong những mối đe dọa đến doanh nghiệp nguy hiểm nhất hiện nay. Có thể kể đến các loại malware phổ biến như: ransomware (mã độc tống tiền), spyware (phần mềm gián điệp), worm, virus…

    Malware xâm nhập vào hệ thống mạng thông qua các lỗ hổng bảo mật hoặc qua các đường link, email chứa mã độc. Khi hệ thống mạng đã dính malware, doanh nghiệp sẽ phải chịu hậu quả vô cùng nặng nề: 

    • Ngăn cản người dùng truy cập vào mạng và kho dữ liệu
    • Phá hoại hạ tầng mạng, làm ngưng trệ mọi hoạt động của doanh nghiệp 
    • Đánh cắp mọi thông tin quan trọng của doanh nghiệp như dữ liệu khách hàng, bí mật kinh doanh, tài sản trí tuệ…

    Cách phòng chống tấn công phát tán malware

    • Cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm: Các bản cập nhật của phần mềm sẽ vá những lỗ hổng đang tồn tại trên phiên bản cũ. Doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng về việc tin tặc xâm nhập thông qua các lỗ hổng bảo mật này. 
    • Thường xuyên sao lưu dữ liệu: Doanh nghiệp nên sao lưu các dữ liệu quan trọng trên đám mây để tránh mọi rủi ro đánh cắp có thể xảy ra. 
    • Cảnh giác với các email/ tập tin/ đường link lạ: Nếu doanh nghiệp nhận được một email lạ với nội dung giật tít, hãy cảnh giác. Đó có thể là email tin tặc dùng để tiếp cận doanh nghiệp. Các email này thường chứa những đường link hoặc tập tin cài sẵn mã độc. Nếu click vào, mã độc sẽ được kích hoạt và lây lan ra toàn hệ thống. 

    2. Tấn công phishing (tấn công giả mạo)

    Khi tấn công phishing, tin tặc giả mạo thành một đơn vị uy tín để lấy lòng tin; sau đó đánh cắp thông tin của người dùng. Hình thức tấn công này thường được thực hiện bằng cách giả mạo email và website, cụ thể: 

    Giả mạo email 

    Tin tặc sẽ gửi email dưới danh nghĩa một tổ chức uy tín nhằm đưa người dùng đến một website giả mạo. Những email giả mạo rất tinh vi khiến người dùng nhầm lẫn với email thật. Ví dụ, địa chỉ đường dẫn thật là info.companyabc@gmail.com thì sẽ bị giả mạo thành info.companyacb@gmail.com. Vì vậy, người dùng cần lưu ý để phát hiện ra những email giả này.

    Giả mạo website

    Thông thường, khi giả mạo website; tin tặc chỉ giả mạo một vài trang chứ không giả mạo toàn bộ website. Trang được làm giả nhiều nhất là trang đăng nhập để lấy thông tin người dùng. Người dùng cần chú ý để không rơi vào bẫy của tin tặc. 

    Cách phòng chống tấn công phishing

    • Cảnh giác với những email lạ, địa chỉ email không rõ ràng, nội dung thúc ép nhập thông tin cá nhân nhạy cảm
    • Không tải tập tin/ click vào các đường dẫn đáng ngờ trong email đó
    • Đào tạo nhân viên những dấu hiệu nhận biết của một website/ email giả mạo 

    3. Tấn công Dos và DDoS (tấn công từ chối dịch vụ)

    DoS (Denial of Service) là hình thức tấn công dựa trên hành động đánh sập tạm thời một hệ thống mạng. Tin tặc thực hiện DoS bằng cách tạo ra một lượng truy cập khổng lồ ở cùng một thời điểm; khiến máy chủ quá tải và không thể xử lý được. Trong khoảng thời gian DoS diễn ra, mọi hoạt động của người dùng sẽ bị ngưng trệ hoàn toàn. 

    DDoS (Distributed Denial of Service) là hình thức biến thể của DoS. Tin tặc sử dụng một mạng lưới các máy tính để tấn công. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ chính các máy tính thuộc mạng lưới máy tính trên cũng không biết bản thân đang bị lợi dụng làm công cụ tấn công. Tấn công DDoS thường khó đối phó hơn bởi nạn nhân sẽ bị tấn công bởi request từ hàng trăm đến hàng ngàn nguồn khác nhau.

    Cách phòng chống hình thức tấn công mạng DoS & DDoS

    • Theo dõi lưu lượng truy cập của doanh nghiệp: Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được thời điểm lưu lượng truy cập tăng cao bất thường và có phương án xử lý kịp thời. 
    • Giám sát website thường xuyên: Doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị giám sát website để được cảnh báo ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. 

    4. Tấn công trung gian (Man-in-the-middle attack)

    Tấn công trung gian xảy ra ngay trong lúc hai đối tượng đang giao dịch với nhau. Khi đã chen được vào giữa, tin tặc có thể ngay lập tức đánh cắp dữ liệu của giao dịch đó. Hình thức tấn công này xảy ra khi người dùng truy cập vào mạng không an toàn hoặc thiết bị vô tình cài đặt phần mềm độc hại.

    Cách phòng chống hình thức tấn công mạng trung gian

    • Không giao dịch hoặc trao đổi dữ liệu quan trọng khi dùng mạng công cộng
    • Không cài đặt các phần mềm miễn phí, không rõ nguồn gốc 
    • Không click vào các đường link hoặc tải tập tin lạ

    5. Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL Injection)

    SQL Injection là hình thức tấn công trong đó tin tặc chèn một đoạn mã độc hại vào server sử dụng ngôn ngữ SQL để lấy cắp thông tin. 

    Hậu quả nghiêm trọng nhất do SQL Injection gây ra là làm lộ dữ liệu quan trọng. Thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh hay tài sản trí tuệ khi bị phát tán hoặc tống tiền sẽ gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề cho doanh nghiệp. 

    Cách phòng chống hình thức tấn công mạng cơ sở dữ liệu

    • Không sử dụng SQL động và không xây dựng câu truy vấn với dữ liệu nhập vào từ người dùng
    • Bỏ những database function không cần thiết để giảm bớt lỗ hổng tin tặc có thể lợi dụng 
    • Sao lưu dữ liệu thường xuyên trên đám mây

    6. Hình thức tấn công mạng khai thác lỗ hổng Zero Day (Zero Day Attack)

    Lỗ hổng Zero-day là những lỗ hổng bảo mật chưa được các nhà phát triển phần mềm phát hiện ra. Chúng tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau như: website, phần mềm, phần cứng máy tính, hệ thống mạng của doanh nghiệp…. Khi cuộc tấn công khai thác lỗ hổng Zero Day xảy ra, hậu quả sẽ rất khôn lường bởi tại thời điểm đó, chưa có bản vá cho lỗ hổng này.

    Cách phòng chống hình thức tấn công mạng khai thác lỗ hổng Zero-day

    • Thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng, phần mềm đang sử dụng
    • Sử dụng các thiết bị quản trị nguy cơ an ninh mạng có tính năng rà quét lỗ hổng như SecurityBox
    • Sao lưu dữ liệu quan trọng trên điện toán đám mây 

    Bên cạnh 6 hình thức tấn công mạng nêu trên, vẫn còn các loại hình tấn công khác như: tấn công chuỗi cung ứng, tấn công email, tấn công vào con người… Mỗi hình thức tấn công đều có đặc điểm riêng; yêu cầu doanh nghiệp phải luôn cảnh giác cao độ và thường xuyên thực hiện biện pháp phòng chống.

    Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc gì về tấn công mạng; hãy liên hệ ngay Security Box theo hotline: 0927 118 899 hoặc email: info@securitybox.vn để được giải đáp tận tình nhất!

    SecurityBox là giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp. Với tính năng tự động rà quét lỗ hổng; SecurityBox giúp phát hiện và cảnh báo kịp thời các nguy cơ an ninh mạng. Bên cạnh đó, SecurityBox đề xuất các giải pháp khắc phục đơn giản, hiệu quả để doanh nghiệp có thể tự xử lý vấn đề của mình. 

    Tìm hiểu thêm về sản phẩm SecurityBox 4Website.

    Tìm hiểu thêm về sản phẩm SecurityBox 4Network.

    Để doanh nghiệp hiểu hơn giải pháp quản trị an ninh mạng SecurityBox, hãy đăng ký tư vấn ngay để được hỗ trợ.

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...