Mục lục bài viết || Contents of the article

    Tóm tắt nội dung chính 

    Trong thời đại mà hầu như mọi dữ liệu đều được lưu trữ trên điện toán đám mây, ranh giới giữa bảo mật mạng nội bộ và bảo mật website ngày càng khó phân định. Trước đây, cơ sở hạ tầng CNTT bị chi phối duy nhất bởi phần cứng, người ta coi việc bảo mật CNTT chỉ là bảo mật mạng nội bộ. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây, nơi mà các website được tạo ra và triển khai toàn bộ trên đó, cơ sở hạ tầng giờ đây cũng chịu tác động bởi không gian ảo. 

    Các doanh nghiệp lâu năm thường chỉ chú trọng đầu tư bảo mật mạng nội bộ và cơ sở hạ tầng. Với các doanh nghiệp mới thành lập, bảo mật website còn ít được đầu tư hơn. Trong khi website mới là mục tiêu chính của tin tặc và chiếm ¾ các vụ đánh cắp dữ liệu trên toàn thế giới. Bảo mật website chưa bao giờ cấp thiết đến thế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lầm tưởng về tầm quan trọng của nó với tổng thể bảo mật an ninh mạng.

    Bài viết này sẽ phân tích vai trò của bảo mật website, chỉ ra điểm khác giữa bảo mật website và bảo mật mạng nội bộ đồng thời giải thích tại sao bất kỳ lộ trình bảo mật an ninh mạng toàn diện nào cũng cần chú trọng cả bảo mật website và bảo mật mạng nội bộ.

    Bảo mật an ninh mạng trong thời đại website

    Các website nội bộ và ngoại bộ là một phần tất yếu trong kinh doanh hiện đại. Thật vậy, một số công ty lớn nhất thế giới bắt đầu chỉ từ một trang web duy nhất (có thể kể đến như Facebook và Google). Các nền tảng web lại càng quan trọng trong lĩnh vực thương mại, tài chính và Chính phủ. Bất kỳ tổ chức nào muốn tiếp cận một số lượng người dùng lớn đều phải sử dụng website – thậm chí là là hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn website.

    Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng đưa nhiều dữ liệu và thuật toán kinh doanh của mình lên các nền tảng đám mây và dần bị phụ thuộc vào công nghệ web để kinh doanh. 94% các doanh nghiệp có ít nhất một website. Khi đó, ranh giới giữa mạng nội bộ (private network) và mạng công cộng (public network) chỉ còn là lý thuyết. Trên thực tế, tất cả dữ liệu kinh doanh có thể truy cập được từ website đều chịu nguy cơ bị tấn công mạng. Dữ liệu của cá nhân và doanh nghiệp là món hời vô cùng béo bở đối với tin tặc. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng ¾ vụ đánh cắp dữ liệu trên thế giới hiện nay là từ website. Điều đó cho thấy cơ chế bảo mật cũ không còn đủ khả năng bảo mật dữ liệu kinh doanh.

    Dữ liệu website hiện nay không chỉ gồm các trang web, ứng dụng web mà còn vô số dịch vụ và API – phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. Nhờ cuộc cách mạng di động, các API web và dịch vụ web đã trở thành hậu phương quan trọng, cung cấp nội dung và chức năng cho hàng triệu người dùng website.

    Rất nhiều người dùng coi website như mạng nội bộ riêng của họ. Hơn nữa, chúng ta đang sống trong thời đại đề cao tính ứng dụng; vì vậy bảo mật website là một phần quan trọng trong tổng thể bảo mật an ninh mạng.

    Bảo mật an ninh mạng nội bộ: Gốc rễ của tổng thể bảo mật an ninh mạng

    Trước khi có sự xuất hiện của website, điện toán đám mây và di động; nhiều người coi bảo mật an ninh mạng chỉ là bảo mật cho mạng nội bộ và hệ thống. Đây là cách định nghĩa bảo mật CNTT theo kiểu truyền thống, mang tính vật lý hơn, chú trọng vào phần cứng và cơ sở hạ tầng – máy chủ, máy trạm, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, tường lửa, kết nối có dây và không dây… Trên phương diện giao thức liên mạng, bảo mật CNTT bao gồm mọi thứ bên dưới hạ tầng website. Về mặt kiến ​​trúc, các chiến lược an ninh mạng điển hình đều dựa trên chiến lược phòng thủ vành đai (Perimeter defense), cụ thể là một mạng nội bộ được bảo vệ một cách vật lý khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài.

    Trong thời đại của điện toán đám mây và không gian ảo, bảo mật mạng nội bộ tuy bị ảo hóa (virtualize) nhưng vẫn bao gồm mọi thứ bên dưới hạ tầng website. Bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, đường dây nối mạng, tường lửa – tất cả đều sử dụng thông qua phần mềm. Mặc dù điều này có thể làm kiến ​​trúc bảo mật phức tạp hơn, nhưng mục đích ban đầu vẫn được giữ nguyên: bảo mật các kết nối và hệ thống. Các công cụ bảo mật mạng nội bộ không được thiết kế để kiểm tra lưu lượng website. Chính vì thế, các công cụ này sẽ là hạn chế đối với bảo mật website, nơi hacker thường gửi các dữ liệu độc hại vào trong lưu lượng HTTP chính thống.

    CVE là gì: Tìm ra các lỗ hổng đã xác định Các lỗ hổng phổ biến, hay còn gọi là CVE, là các lỗ hổng bảo mật đã xác định của phần cứng hay phần mềm được công khai, liệt kê và phân loại tại https://cve.mitre.org/. Mỗi lỗ hổng trong một sản phẩm cụ thể đều được định danh bằng một số CVE. Các thiết bị rà quét bảo vệ mạng nội bộ tập trung tìm kiếm những lỗ hổng tương ứng với các CVE đã biết, chẳng hạn như phiên bản phần mềm lỗi thời hoặc phần sụn thiết bị (firmware) chưa được vá.
    Ví dụ: CVE-2017-5715 (Spectre), CVE-2014-0160 (Heartbleed)

    Mục tiêu của bảo mật mạng nội bộ là đảm bảo việc truy cập vào các thiết bị, hệ thống và dịch vụ được an toàn. Đầu tiên, chuẩn bị một bản kiểm kê các phần cứng và phần mềm cần được bảo mật. Sau đó, rà quét để tìm các lỗ hổng đã được định danh bằng số CVE.

    Khi đã có trong tay kết quả rà quét và các giải pháp bảo mật tốt nhất, chuyên gia an ninh mạng có thể bắt tay vào vá các lỗ hổng đã xác định và đóng các ứng dụng để đảm bảo rằng không có lỗi bảo mật nào còn tồn tại. Trong quá trình thiết lập và cấu hình, không gian mạng nội bộ sẽ hoạt động tương đối chậm. Vì vậy, bảo mật an ninh mạng nên tập trung vào việc vá lỗi và bảo trì hơn là tìm ra các lỗ hổng mới.

    Bảo mật mạng nội bộ còn là để duy trì một hệ thống phòng thủ vững chắc, gồm tường lửa vật lý và phần mềm tường lửa, hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) và các giải pháp tương tự. Muốn bảo mật hiệu quả, chúng phải được triển khai ở đúng vị trí trên hệ thống mạng nội bộ và được cấu hình theo đúng quy tắc để có thể vừa chặn được xâm nhập từ bên ngoài, vừa không làm ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập chính thống. Chiến lược phòng thủ vành đai đưa hệ thống mạng trở về thời điểm trước khi có sự xuất hiện của điện toán đám mây, khi người dùng và hệ thống kinh doanh được gói gọn trong một mạng nội bộ an toàn, mọi trao đổi thông qua Internet đều được kiểm duyệt.

    Rà quét và giải quyết lỗ hổng trong Bảo mật mạng nội bộ
    1. Sử dụng thiết bị rà quét mạng nội bộ để tìm ra các dữ liệu phần cứng và phần mềm.
    2. Liệt kê các thiết bị, hệ thống, các cổng và dịch vụ đã được xác định.
    3. Kiểm tra dữ liệu để tìm ra các lỗ hổng đã biết (CVE), lỗi cấu hình, bản phát hành lỗi thời, vi phạm chính sách, v.v.
    4. Liệt kê kết quả rà quét.
    5. Các kỹ sư an ninh mạng sửa chữa, cập nhật hoặc vá các lỗ hổng.

    Hiểu đúng về Bảo mật website

    Nhận thấy lợi ích to lớn mà các website có thể đem lại, ngày càng nhiều tổ chức đưa hoạt động kinh doanh và dữ liệu của họ lên điện toán đám mây. Trong khi đó, tin tặc luôn chờ đợi thời cơ để tấn công. Chính vì thế, bảo mật website đang là mối quan tâm lớn trên toàn cầu.

    Phần lớn các chuyên gia an ninh mạng đều quen thuộc với bảo mật mạng nội bộ vì nó đã tồn tại từ lâu. Trong khi đó, bảo mật website thường ít được tìm hiểu hơn, mặc dù nó đòi hỏi cách tiếp cận hoàn toàn khác.

    Quản trị viên có nền tảng về bảo mật mạng nội bộ có thể quét các website bằng thiết bị rà quét mạng nội bộ để tìm và vá các máy chủ, khung và thư viện dễ bị tấn công. Mặc dù đây có thể là một cách làm hay nhưng mới chỉ là điểm khởi đầu để bảo mật website, vì không có cách nào để kiểm tra xem bản thân mã nguồn trang web đó có an toàn hay không. Hơn nữa, ngay cả khi tất cả các thành phần trang web đều được cập nhật, chúng vẫn có thể chứa các lỗ hổng chưa xác định.

    Các website hiện nay không phải là sản phẩm nguyên khối mà là các bản vá được tạo nên từ nhiều sản phẩm và công nghệ. Việc phát triển website thường bắt đầu từ việc chọn một web framework cung cấp phần khung cho thiết kế và đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng như hiển thị giao diện người dùng hoặc đảm bảo hỗ trợ nhiều trình duyệt.

    Các nhà phát triển sẽ dựa trên khung đó để lập trình ứng dụng website, đưa vào các thư viện bên ngoài (thường là mã nguồn mở) để cung cấp các tính năng cụ thể. Kết hợp với các nguồn bên ngoài khác, website thành quả là một mạng lưới vô cùng phức tạp và bị phụ thuộc vào nhiều nguồn. Mỗi thành phần bên ngoài được phát triển riêng biệt và tồn tại những lỗ hổng riêng của nó. Điều này khiến cho bảo mật website trở thành một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp.

    CWE là gì: Tìm ra những lỗ hổng mới Danh sách Điểm yếu Chung, hoặc CWE, là danh sách do cộng đồng an ninh mạng liệt kê các điểm yếu về bảo mật phần cứng và phần mềm phổ biến được đăng trên trang web https://cwe.mitre.org/. Không giống như CVE, các lỗ hổng này không tương ứng với các lỗ hổng trong các sản phẩm cụ thể mà mô tả các điểm yếu chung có thể dẫn đến lỗ hổng. Thiết bị rà quét lỗ hổng website tập trung vào việc tìm kiếm các lỗ hổng mới tương ứng với các CWE phổ biến.

    Bảo mật website dựa trên việc tìm và sửa các lỗ hổng bảo mật mới tương ứng với các điểm yếu đã xác định hay còn gọi là CWE. Mặc dù việc kiểm tra CVE cũng rất quan trọng, đặc biệt là với các website nổi tiếng thu hút nhiều lượt truy cập, việc xác định và vá các phiên bản dễ bị tấn công là tương đối dễ dàng. Thế nhưng, giá trị cốt lõi của thiết bị rà quét bảo mật website nằm ở việc xác định chính xác các lỗ hổng an ninh mới.

    Môi trường website thường xuyên thay đổi. Nhờ việc sử dụng rộng rãi các framework và thư viện có sẵn, việc phát triển và triển khai website nhanh chóng là chuyện thường. Ngay cả với các website hàng triệu người dùng, mã lập trình mới được đưa vào website hàng ngày. Công nghệ web phát triển nhanh chóng, do đó các công cụ bảo mật của năm ngoái không còn “đủ đô” với các website hiện tại.

    Hơn nữa, những nguy cơ gây hại cho website liên tục thay đổi, vì thế website rất cần các chuyên gia thường xuyên cập nhật những bản mới nhất. Những điều trên cho thấy ngay cả khi một website đã được kiểm tra và bảo mật vào năm ngoái hoặc tháng trước, những biến đổi trong website, thư viện cơ bản hoặc các kỹ thuật tấn công có thể khiến website dễ dàng bị tấn công trở lại.

    Các quy định bảo mật ứng dụng web phổ biến
    – CWE-89 – SQL Injection: Đầu vào do người dùng kiểm soát (chẳng hạn như tham số truy vấn hoặc trường văn bản biểu mẫu) chèn trực tiếp vào truy vấn SQL được gửi đến cơ sở dữ liệu mà không cần xác thực. Những kẻ tấn công có thể đưa ra các lệnh SQL để trích xuất dữ liệu hoặc sửa đổi nội dung cơ sở dữ liệu.
    – CWE-79 – Cross-Site Scripting (XSS): Đầu vào của người dùng chưa xác nhận được bao gồm trong nội dung trang web. Những kẻ tấn công có thể chèn mã JavaScript để sửa đổi nội dung trang, chiếm quyền điều khiển phiên người dùng hoặc chuyển hướng người dùng đến một trang web độc hại.
    – CWE-611 – XML External Entity (XXE): Bộ phân tích cú pháp XML được cấu hình lỏng lẻo để cho phép các thực thể bên ngoài nhưng vẫn được định nghĩa bởi Document Type Definition (DTD). Bằng cách sử dụng các tài liệu XML đặc biệt, những kẻ tấn công có thể làm sai lệch hoạt động của máy chủ, truy cập vào các tệp cục bộ hoặc thực thi mã trên một máy nội bộ để thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo.

    Theo kiểu bảo mật CNTT truyền thống, mạng nội bộ được coi như một ngôi nhà an toàn và bảo mật, trong khi Internet là một bãi mìn nguy hiểm, cần được truy cập một cách cẩn thận nhất. Bãi mìn này là nơi các ứng dụng web hoạt động và các chuyên gia bảo mật web làm việc. Không giống như hệ thống mạng nội bộ, mọi website truy cập công khai đều có thể bị tấn công vào bất cứ lúc nào và từ bất kỳ đâu trên thế giới. Các website hiện nay trở thành mục tiêu béo bở cho tội phạm mạng, đặc biệt nếu website đó chứa dữ liệu bí mật. Tệ hơn nữa, hàng rào ngăn cản hacker đang rất yếu – bất kỳ ai kết nối Internet và có sẵn kịch bản tấn công đều có thể xâm nhập vào được các website.

    Cũng như bảo mật mạng nội bộ, trước kia người ta bảo mật các website bằng phương pháp thử nghiệm thủ công. Phương pháp này chỉ hiệu quả khi các trang website và ứng dụng web còn tương đối ít và tần suất xuất hiện trang web mới còn thưa, nhưng thập kỷ qua đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đột biến về số lượng trang web. Số lượng website đã tăng từ 50 triệu trang năm 2005 lên hơn 1,7 tỷ (và tiếp tục tăng) vào năm 2020. Với sự hỗ trợ của các framework, thư viện, mẫu và hệ thống quản lý nội dung có sẵn, các tổ chức trên toàn thế giới đang thiết lập hàng trăm trang web mới mỗi ngày.

    Thực tế còn phức tạp hơn thế, các website hiện nay không chỉ là các trang web và ứng dụng web mà người dùng có thể truy cập. Dữ liệu lưu lượng truy cập web từ Akamai cho thấy: Hơn 80% lưu lượng truy cập web liên quan đến các API web (Giao diện lập trình ứng dụng) được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống.
    Với sự phát triển của thiết bị di động, các API web đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cung cấp nội dung và chức năng cho hàng triệu người dùng ứng dụng di động. Cộng thêm cả các dịch vụ web, tổng số nội dung web tăng vượt trội. Thêm vào đó, một tổ chức lớn có thể có hàng nghìn nội dung như vậy, mỗi nội dung đều chứa những lỗ hổng tiềm ẩn. Với quy mô lớn như vậy, phương pháp rà quét tự động hiện là cách tiếp cận duy nhất có thể phát hiện và loại bỏ các lỗ hổng.

    Xu hướng tấn công và rủi ro hiện nay

    Tấn công mạng và các rủi ro liên quan là mối quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Trong báo cáo năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các cuộc tấn công mạng được coi là mối đe dọa do con người tạo ra. Một năm sau đó, 79% các tổ chức được Marsh khảo sát đã liệt kê các cuộc tấn công mạng là một trong 5 rủi ro kinh doanh hàng đầu nói chung và 22% là rủi ro kinh doanh số 1. Đồng thời, niềm tin vào hiệu quả của các biện pháp an ninh mạng hiện nay đang giảm xuống, với tỷ lệ các tổ chức trả lời “Hoàn toàn không tin tưởng” về khả năng hiểu, đánh giá và đo lường của các biện pháp tăng từ 9% năm 2017 lên 18% năm 2019.

    Trong số các cuộc tấn công mạng, các cuộc tấn công về vi phạm dữ liệu chiếm phần lớn, vì chúng cực kỳ tốn kém và gây hậu quả lớn cho các tổ chức. Báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2019 của Verizon đưa ra những con số chấn động. Ví dụ: Năm 2019, ⅔  số vụ vi phạm dữ liệu bắt nguồn từ các website. Khi phân tích báo cáo trên, trong một số danh mục, có tới ¾  sự cố liên quan đến các website.

    Chi phí của các cuộc tấn công mạng

    An ninh mạng được coi là lĩnh vực rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Hàng năm, các nghiên cứu xác nhận rằng chi phí toàn cầu của các cuộc tấn công mạng là rất lớn, một số nhà phân tích đã đưa ra con số là 1 nghìn tỷ đô la một năm. Theo Accenture, hacker gây thiệt hại cho tổ chức trung bình 13 triệu đô la trong năm 2018 – tăng 72% kể từ năm 2013. Trong đó, phần mềm độc hại và các cuộc tấn công vào website gây thiệt hại nhiều nhất, chiếm gần 5 triệu đô la trên tổng số.

    Một nghiên cứu khác cho thấy chi phí chiếm nhiều nhất hậu tấn công mạng là chi phí mất thông tin. Năm 2018, chi phí này chiếm 5,9 triệu đô la trên tổng số 13,0 triệu đô la trung bình mỗi tổ chức. Cùng với chi phí gián đoạn kinh doanh là 4,0 triệu đô la, con số này chiếm hơn 75% tổng chi phí thiệt hại do tấn công mạng gây ra.

    Hậu quả của một cuộc tấn công mạng có thể kéo dài và vượt xa những thiệt hại về tài chính. Sự gián đoạn kinh doanh sau một cuộc tấn công mạng có thể khiến nhân viên không sử dụng được các phần mềm cần thiết cho công việc hàng ngày. Các đơn hàng hiện có sẽ bị hủy do giai đoạn ngừng hoạt động. Cùng lúc đó, tin tức về cuộc tấn công mạng có thể khiến doanh nghiệp mất một lượng khách hàng lớn. Nếu dữ liệu cá nhân bị rò rỉ trong cuộc tấn công, điều này đồng nghĩa với trách nhiệm pháp lý dẫn đến tiền phạt, thủ tục pháp lý và các vấn đề khác. Trong trường hợp xấu nhất, một cuộc tấn công mạng thậm chí có thể đe dọa đến tương lai kinh doanh của doanh nghiệp. 

    Các yếu tố rủi ro

    Các doanh nghiệp trên toàn thế giới dần chuyển sang sử dụng điện toán đám mây, với 94% doanh nghiệp đã sử dụng ít nhất một dịch vụ đám mây. Các nhà phân tích dự đoán rằng đến năm 2025, các sản phẩm đám mây sẽ chiếm hơn 50% thị trường phần mềm. Đến năm 2032, con số này có thể vượt quá 90%. Trên thực tế, tất cả các ứng dụng sẽ là các website hoặc phụ thuộc nhiều vào công nghệ web.

    Với sự lên ngôi của điện toán đám mây, bảo mật website đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của an ninh mạng. Khi các tổ chức chuyển sang nền tảng công nghệ đám mây, họ cũng đưa dữ liệu và quy trình kinh doanh của mình vào cơ sở hạ tầng của website.

    Thông tin có giá trị và những bí mật (từ bí mật sản xuất, báo cáo tài chính đến dữ liệu cá nhân) giờ đây có thể được truy cập từ mọi nơi trên thế giới, thường không được bảo vệ gì nhiều ngoài màn hình đăng nhập. Khi dữ liệu về tài chính, chính trị và kinh doanh ngày càng trở nên giá trị, bảo mật website đang trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên cho các tổ chức thuộc mọi quy mô, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ.

    Trong khi các cuộc tấn công mạng có cường độ và mức độ tinh vi ngày càng tăng, các đội bảo mật website lại thường thiếu kinh phí và thiếu nhân sự. Thực tế, trong một cuộc khảo sát của ESG năm 2019, 53% các tổ chức báo cáo tình trạng thiếu kỹ năng an ninh mạng, vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách hơn mỗi năm. Sự thiếu hụt về kỹ năng an ninh mạng gây ra rủi ro rất lớn cho các tổ chức cần bảo mật website trên quy mô lớn.

    Tuy tính năng rà quét lỗ hổng tự động có thể giúp các tổ chức phát hiện nhiều lỗ hổng hơn, nhưng làm sao để khắc phục các lỗ hổng mới thực sự là thách thức. Nếu không có quy trình bảo mật website được tích hợp đầy đủ, đội ngũ bảo mật trên thực tế sẽ không có cách nào để sửa từng lỗ hổng một trên hàng trăm trang web, đặc biệt nếu họ còn phải loại bỏ các kết quả sai (false positive) từ kết quả quét theo cách thủ công.

    Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có một số ít các ứng dụng quan trọng giữ được an toàn, trong khi các lỗ hổng trên các ứng dụng khác chỉ được khắc phục sau nhiều tuần hoặc hoàn toàn không được sửa. Trên thực tế, các quy trình làm việc lỗi thời là nguy cơ lớn nhất đối với bảo mật web doanh nghiệp.

    Xu hướng chi tiêu hiện tại và sự phát triển của công nghệ

    Xu hướng chi tiêu

    Những tổ chức lớn thường có các chương trình bảo mật CNTT hoàn thiện với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật mạng nội bộ. Không có gì ngạc nhiên khi điều này được phản ánh trong ngân sách an ninh mạng của họ, với phần lớn số tiền dành cho việc duy trì và nâng cấp các thiết bị, công cụ và cơ sở hạ tầng hiện có. 

    Theo Gartner, chi tiêu cho an ninh trên toàn thế giới trong năm 2018 đã vượt quá 114 tỷ USD. Hơn 26 tỷ USD dành cho thiết bị an ninh mạng và bảo mật cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng 23% tổng chi tiêu. Trong cùng thời kỳ, chỉ có 2,7 tỷ đô la, tương đương 2,4% tổng số, được chi cho bảo mật website.

    Báo cáo của Gartner cung cấp cái nhìn có phần hơi tổng quan, do đó, các danh mục quá chung chung để có thể so sánh chi tiết. Ví dụ: danh mục dịch vụ bảo mật có thể bao gồm các dịch vụ từ tất cả các lĩnh vực bảo mật CNTT, bao gồm cả kiểm tra bảo mật website. Tuy nhiên, bức tranh tổng thể đã quá rõ ràng: mặc dù chiếm phần lớn các vụ vi phạm dữ liệu và tấn công mạng, bảo mật website vẫn chưa được ưu tiên trong ngân sách bảo mật CNTT. Tại sao lại như vậy?

    Lý giải thứ nhất đó là các công ty chi tiền cho những gì họ biết và hiểu rõ nhất. Là một nhân tố mới trong lĩnh vực bảo mật CNTT phức tạp, bảo mật website thường bị bỏ qua hoặc được chi ít kinh phí, mặc dù các cuộc tấn công mạng chủ yếu nhằm vào các website và đây cũng là nơi hầu hết các vụ vi phạm dữ liệu diễn ra.

    Các tổ chức tuy có thể có đội ngũ nhân viên an ninh mạng đông đảo và giàu kinh nghiệm, nhưng chỉ một nhóm nhỏ trong đó có nhiệm vụ bảo mật website doanh nghiệp với ngân sách hạn chế. Tin tốt cho các nhóm bảo mật đang phải làm việc quá sức này là chi tiêu cho bảo mật website đang tăng lên và theo dự báo toàn cầu của Forrester cho năm 2017–2023, dự kiến ​​sẽ đạt 7,1 tỷ đô la vào năm 2023, với mức tăng trưởng hàng năm lên đến hai chữ số.

    Sự phát triển về công nghệ

    Bảo mật mạng nội bộ đã tồn tại được vài thập kỷ và là một thị trường đã trưởng thành và phát triển với những người dùng lâu năm. Đối với khách hàng, điều này có nghĩa là việc lựa chọn giải pháp thường nằm ở vấn đề về giá cả và khả năng chi trả hiện có, hơn là về tính năng hay hiệu quả.

    Về phía bảo mật website, thị trường còn non trẻ và phân mảnh hơn nhiều. Ban đầu, một số nhà cung cấp đưa thêm tính năng rà quét lỗ hổng cho website vào giải pháp vốn để bảo mật cho mạng nội bộ. Bên cạnh đó, vẫn có một số đơn vị cung cấp giải pháp bảo mật chuyên biệt cho website, trong đó có SecurityBox – một trong những đơn vị tiên phong và dẫn đầu ngành với kinh nghiệm một thập kỷ trong ngành. Không giống như các sản phẩm bảo mật mạng nội bộ (khác biệt về giá cả), phạm vi và hiệu quả giữa các sản phẩm bảo mật website có thể chênh lệch đáng kể, khiến khách hàng khó chọn được giải pháp phù hợp với mình.

    Như đã thảo luận ở trên, bảo mật website là một quá trình phức tạp và đa chiều. Yêu cầu quan trọng ở đây là độ chính xác (để tìm ra lỗ hổng) và hiệu quả (để khắc phục lỗ hổng). Mặc dù có một số thiết bị giúp rà quét website, nhưng để thực sự khắc phục được các lỗ hổng trên quy mô lớn, bạn cần các giải pháp chuyên biệt hơn là thiết bị chỉ có tính năng rà quét.

    SecurityBox 4Website là giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng toàn diện cho website khi vừa có thể rà quét và khắc phục các lỗ hổng. Bên cạnh đó, tính năng lên lịch rà quét tự động và cảnh báo tức thời khi có nguy cơ bị tấn công giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cũng như nhân lực an ninh mạng.

    Tại sao chỉ Bảo mật mạng nội bộ là không đủ?

    Bảo mật mạng nội bộ và bảo mật web là hai mảnh ghép riêng biệt và tương trợ lẫn nhau trong bức tranh tổng thể an ninh mạng. Mỗi loại bảo mật có công nghệ khác nhau và phải đối phó với các mối đe dọa khác nhau. Để kết nối được với thế giới bên ngoài một cách an toàn, các tổ chức cần duy trì một chiến lược an ninh mạng vững chắc cho cả hai loại bảo mật này, đặc biệt là khi phần lớn các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu đều bắt nguồn từ website.

    Các công ty lâu năm với chương trình an ninh mạng đã ổn định mà thường chú trọng vào bảo mật mạng nội bộ có thể sẽ cần đưa thêm tính năng rà quét bảo mật website vào hệ sinh thái của mình. Trước đây, khi hầu hết các tổ chức chỉ có một số trang web, việc kiểm tra lỗ hổng theo cách thủ công là khả thi. Khi đối mặt với thách thức phải bảo mật hàng trăm website, việc rà quét thủ công là không thể. Việc rà quét lỗ hổng cũng có thể trả về đến hàng nghìn kết quả. Vậy đâu là giải pháp?

    Để hoạt động trên quy mô lớn, bảo mật website đòi hỏi các công cụ chuyên dụng và chính xác dựa trên nhiều năm chuyên môn về bảo mật web, kết hợp với tích hợp sâu để đảm bảo rằng các lỗ hổng được khắc phục chứ không chỉ được tìm thấy. Khi xử lý hàng trăm hoặc hàng nghìn dữ liệu web, điều cần thiết nhất là khả năng tự động hóa – và để tự động hóa, bạn phải tự tin rằng kết quả quét của mình không phải là kết quả sai (false positive).

    Đây là lúc bạn cần các giải pháp chuyên dụng như SecurityBox 4Website với khả năng tự động hóa quá trình rà quét và cảnh báo, cũng như khả năng tự học hệ thống để đảm bảo rằng chỉ những vấn đề đã xác minh mới được chuyển cho các chuyên gia an ninh mạng để khắc phục.

    Không như các tổ chức lâu năm, nhiều công ty mới thành lập trong những năm gần đây chủ yếu kinh doanh dựa vào công nghệ web. Điều này đặc biệt đúng đối với các công ty ưu tiên  tính ứng dụng, được xây dựng hoàn toàn trên một website. Với sản phẩm trung tâm, đồng thời hỗ trợ các ứng dụng kinh doanh chạy hoàn toàn trên nền tảng đám mây, nhiệm vụ bảo mật mạng nội bộ thuộc về các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây.

    Đối với các tổ chức này, bảo mật CNTT là đảm bảo an toàn cho các dữ liệu web quan trọng đối với doanh nghiệp, bao gồm các trang web, ứng dụng, dịch vụ và API. Và khi sự an toàn của dữ liệu và toàn bộ doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào bảo mật website, thì việc có các công cụ chuyên dụng, chính xác và đáng tin cậy là điều bắt buộc.

    Việc phát triển ứng dụng lên điện toán đám mây đã loại bỏ phần lớn sự phức tạp khỏi quy trình phát triển, cho phép các nhóm riêng lẻ cộng tác hiệu quả với nhau trong các dự án nhanh. Với các phương pháp tiếp cận nhanh như CI / CD, thậm chí mã mới có thể được triển khai hàng ngày.

    Tuy nhiên, mỗi thay đổi đối với website có thể tiềm ẩn một lỗ hổng bảo mật, do đó, với việc sửa đổi thường xuyên và kiểm tra thủ công là không đủ – và càng không thể áp dụng với quy mô lớn. Kiểm tra bảo mật tích hợp và tự động là rất quan trọng để phát triển website an toàn. Nếu bạn thêm vào đó là bối cảnh đe dọa trực tuyến thay đổi nhanh chóng, chỉ các công cụ chuyên biệt được phát triển bởi các chuyên gia an ninh mạng dày dặn kinh nghiệm về bảo mật website mới có thể cung cấp độ chính xác và độ tin cậy cần thiết để thực sự tự động hóa quy trình.

    Tổng kết

    Khi các tổ chức dần chuyển sang sử dụng website và điện toán đám mây, cán cân an ninh mạng cũng lệch về phía bảo mật website. Đội ngũ nhân viên và người dùng hiện nay có thể truy cập vô số dữ liệu có giá trị thông qua website và ứng dụng di động – nhưng điều đó cũng đồng nghĩa rằng các hacker, các tổ chức chính trị và các đối thủ kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể tấn công vào những dữ liệu này. Các ứng dụng và giao diện website luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công mạng, vì thế chúng phải được bảo mật tốt.

    Trong khi đó, ngay cả các tổ chức lâu đời với hàng chục năm kinh nghiệm và chú trọng vào bảo mật mạng nội bộ cũng thường bỏ qua hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của bảo mật website, chưa coi đó là một lĩnh vực riêng biệt cần được bảo mật chuyên biệt. Trong một tổ chức lớn, có thể có hàng nghìn nội dung web trải rộng trên nhiều hệ thống và khu vực địa lý. Với quy mô như vậy, việc bảo mật tất cả chúng chỉ có thể thực hiện được với các giải pháp bảo mật website chuyên dụng mang lại kết quả chính xác và hiệu quả.

    Muốn duy trì được một chiến lược bảo mật toàn diện trong một thời đại phụ thuộc vào điện toán đám mây, đòi hỏi các công cụ và quy trình phù hợp trên tất cả các lĩnh vực bảo mật CNTT. Bảo mật mạng nội bộ vẫn là một phần thiết yếu với bất kỳ chương trình bảo mật toàn diện nào, nhưng ở đây và ngay lúc này, bảo mật website mới là tuyến đầu vững chắc giúp chống lại hacker tấn công. Rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra nếu doanh nghiệp bị tấn công mạng, các tổ chức không thể để lại bất kỳ sơ suất gì.

    Đơn giản chỉ là: Nếu bạn sử dụng website, bạn cần bảo mật website!

    Tìm hiểu thêm về Giải pháp quản trị an ninh mạng của SecurityBox!

    Tham gia group Cộng đồng an ninh mạng SecurityBox để tìm hiểu thêm về an ninh mạng. Đồng thời được mời tham dự các buổi webinar được tổ chức bởi SecurityBox.

    Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về an ninh mạng xin liên hệ [email protected]. Hoặc có thể điền vào form dưới để Securitybox có thể liên hệ lại và tư vấn.

    Bài viết đề xuất || Recommended
    Không chỉ website của doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả website của nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng đã từng bị xâm nhập. Thực trạng này dẫn...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Một trong những chìa khóa để kinh doanh online thành công là bảo mật website của doanh nghiệp.  1. Lý do doanh nghiệp kinh doanh online cần đẩy mạnh bảo mật...
    Kiến thức | 24/03/2021
    Bảo mật website hiện đang là yêu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị an ninh mạng cũng cho ra đời nhiều dịch vụ bảo mật website đa...